Tại sao cá ở trong nước có thể bắt côn trùng trên đất liền?

Trong những dòng sông nhỏ ở Đông Nam á và Australia thường có thể nhìn thấy một loại cá nhỏ màu sắc rực rỡ, đặc biệt là thích bơi qua bơi lại trong đám cỏ nước, đó chính là cá xạ thuỷ (cá bắn nước) - được gọi là "tay súng thiện xạ" trong giới động vật.

Bên các dòng suối, con sông nhỏ mà cá xạ thuỷ sinh sống thường có các loại côn trùng bay lướt qua trên mặt nước, ví dụ ruồi và muỗi thành đàn, hoặc chuồn chuồn bay lượn đơn độc...

Thỉnh thoảng những con côn trùng này sẽ bay đến nghỉ ngơi trong giây lát trên những cọng lá cỏ nước ở trên mặt nước, nhưng khoảnh khắc này chính là lúc nguy hiểm nhất của chúng. Bởi vì, trong vùng nước ở đây có không ít cá xạ thuỷ, một khi chúng phát hiện ra mục tiêu ở trên mặt nước thì sẽ nhanh chóng bơi lại gần, nhọn miệng lên, bắn về phía côn trùng một luồng "đạn nước", hầu như trăm phát trăm trúng.

Kĩ năng bắn của cá xạ thuỷ rất cao siêu, trong khoảng cách khoảng 1 m, đạn nước bắn ra đều có thể trúng mục tiêu. Sau khi côn trùng bị bắn trúng, giống như người đột ngột bị đập một nhát búa, trở tay không kịp rơi xuống nước, lập tức bị cá xạ thuỷ đợi sẵn ở mặt nước nuốt vào miệng.

Tại sao cá xạ thuỷ lại có cách bắt mồi kì diệu như vậy? Nguyên nhân là ở trong khoang miệng của cá xạ thuỷ có cấu tạo hình rãnh, khi lưỡi ép chặt lại, hình thành một ống bắn. Khi lưỡi đẩy mạnh lên trên, thì nước ở phần trước của ống bắn biến thành đạn nước, bắn rất nhanh ra ngoài.

Do cá xạ thuỷ có tập tính thú vị như vậy, chúng trở thành đối tượng mà người nuôi cá rất thích. Cá xạ thuỷ được dùng để nuôi cảnh, tuy sống ở trong chậu cá thuỷ tinh nhưng bản chất vẫn được giữ nguyên. Thỉnh thoảng, khi có người cúi đầu xuống chậu cá muốn xem tỉ mỉ một chút, cá xạ thuỷ cũng sẽ không hề khách khí nhằm trúng một vị trí nào đó của đầu bắn đạn nước ra, làm cho mặt của người đó đầy nước.

Tại sao bác sỹ có thể chẩn đoán được bệnh qua tai nghe?

Khi đi khám bệnh, bác sĩ thường dùng tai nghe áp vào ngực và lưng bạn để nghe. Bác sĩ nghe gì vậy?

Người đầu tiên bay vào vũ trụ là ai?

Ngày 12 tháng 4 năm 1961, Gagarin người Liên Xô đã đáp con tàu vũ trụ "Phương đông" bay một vòng quanh Trái Đất, mất 108 phút, trở thành nhà du hành...

Vì sao sau khi giật mình mặt lại tái xanh?

Trong cuộc sống, hầu như mọi người đều gặp những trường hợp khẩn cấp nào đó. Khi đột nhiên bị giật mình, cơ thể sẽ có phản ứng, biểu hiện là mặt tái...

Tàu phá băng hoạt động như thế nào?

Mùa Đông rét buốt kéo dài thường làm các eo biển, mặt biển ở phương bắc bị băng đóng kín, đường hàng hải ách tắc. Để tàu thuyền có thể ra vào cảng, người ta phải dùng đến sức nặng của các con tàu khổng lồ...

Vì sao xi măng lại làm cho bê tông cứng bền?

Xi măng là loại vật liệu xây dựng được dùng phổ biến. Khi trộn xi măng với nước, đá, cát ta sẽ được bê tông rất rắn chắc.

Tại sao hiện nay không tìm thấy lăng mộ các hoàng đế triều Nguyễn ở Trung Quốc?

Trong thời cổ Trung Quốc, sau khi các hoàng đế chết đi, hẩu như bao giờ cũng xây lăng mộ. Chẳng hạn như lăng của Tẩn Thuỷ Hoàng ở Lâm Đồng tỉnh Thiểm...

Tại sao các cầu lớn phải xây lầu đầu cầu?

Ở hai đầu cầu tiếp nối với bờ của những cây cầu lớn thường được gọi là đầu cầu, công trình kiến trúc xây dựng ở vị trí đầu cầu gọi là lầu đầu cầu.

Tại sao không thể coi kho số liệu là kho thông tin?

Nói theo cách thông thường thì kho số liệu (dữ liệu) là kho lưu trữ số liệu lớn, còn kho thông tin lại là kho lưu trữ thông tin lớn. Kho số liệu và...

Tại sao mắt của một số động vật có vú mọc ở phía trước mặt, còn một số khác lại mọc ở hai bên mặt?

Điều này có liên quan mật thiết với phương thức sinh sống của chúng.