Chuột có thể chui vào trong mũi của voi hay không?

Voi là động vật lớn nhất trên mặt đất, ngay đến cả sư tử được mệnh danh là "bá chủ Châu Phi" hay hổ được mệnh danh là "chúa tể của muông thú", khi nhìn thấy nó cũng phải nhượng bộ vài phần. Đặc biệt là voi có cái mũi (vòi) rất to và dài, linh hoạt giống như cánh tay của loài người vậy, không những có thể làm được nhiều việc, mà còn là vũ khí có sức mạnh, ngoài ra những dã thú hung hãn khác, chỉ cần bị chiếc mũi dài của nó cuốn chặt thì không có cách nào phản kháng được.

Điều kì lạ là hiện nay có rất nhiều người cho rằng, sư tử và hổ tuy không đánh được voi, nhưng con chuột bé nhỏ lại có thể thuần phục được khắc tinh của mình là con voi to lớn này.

Tại sao người ta lại có thể cho rằng voi sợ chuột nhỉ? Hoá ra, cách đây rất lâu có một truyền thuyết như sau: thân hình của chuột tuy nhỏ nhưng có thể chui được vào trong chiếc mũi dài của voi, làm cho voi không thể hít thở được, thậm chí còn có thể chui thẳng vào trong não, gặm óc của voi.

Tuy nhiên đó chỉ là một truyền thuyết, không có bất kì căn cứ khoa học nào, trên thực tế, sự việc như vậy chưa từng bao giờ xảy ra.

Có lẽ là truyền thuyết này được tuyên truyền rất rộng, có ảnh hưởng rất lớn, các nhà động vật học để chứng minh sự việc đó không chính xác, đã từng khảo sát ở nơi nuôi voi của Thái Lan mấy vòng. ở đó có rất nhiều chuột, nhưng chưa từng nhìn thấy voi bị chuột làm hại bao giờ. Điều thú vị là, tình hình mà các nhà động vật học quan sát thấy ở đó lại trái ngược với truyền thuyết, đó chính là chuột chỉ cần vừa nhìn thấy voi đã vội chạy thật nhanh.

Thực ra, căn cứ vào hiểu biết thông thường chúng ta cũng có thể rút ra được kết luận như sau: cho dù chuột có chui được vào lỗ mũi của voi thì chỉ cần voi vẩy cái mũi dài là chuột sẽ văng ra ngoài ngay.

Tại sao nhấn phanh thì ô tô dừng lại?

"Tăng tốc nhấn ga, giảm tốc nhấn phanh". Đó là phương thức cơ bản nhất khi lái xe.

Gan có tác dụng gì?

Nếu cơ thể là một xí nghiệp hóa chất liên hợp thì gan là nhà máy hóa chất quan trọng nhất. Bởi vì khi vận động, con người phải tiêu phí nhiều năng...

Vì sao phải bảo vệ biển?

Biển cả bao la chiếm 71% diện tích toàn cầu. Nó là nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu cho đất liền.

Vì sao vàng lại được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật?

Vàng thuộc vương quốc của các kim loại con cưng. Từ xưa đến nay, vàng được dùng đúc tiền quý, được chế tác thành các đồ nữ trang quý giá.

Công thức Luan vũ trụ là gì?

Vũ trụ mênh mông bao la. Ngoài Trái Đất ra trên những tinh cầu khác còn có thể ẩn dấu người ngoài hành tinh - sinh vật có trí tuệ cao cấp không? Năm...

Múi giờ trên thế giới được phân chia như thế nào?

Ta thường lấy vị trí Mặt Trời đi qua trên bầu trời làm tiêu chuẩn để tính thời gian. Mỗi lần Mặt Trời đi qua đường tý - ngọ trên trời là 12 h trưa của...

Vì sao việc uống thuốc, tiêm thuốc có thể giúp chữa được bệnh?

Mọi người trong cả cuộc đời khó tránh khỏi có lúc bị ốm; phải uống thuốc, phải tiêm thì bệnh mới khỏi. Vì sao uống thuốc và tiêm có thể chữa được...

Vì sao các nhà du hành hay mất ngủ?

Mất ngủ và ngủ không sâu là “chuyện thường ngày” của các nhà du hành, nhất là khi họ ở trên vũ trụ dài hạn trong điều kiện không trọn lượng. Việc...

Tại sao cửa kính trước xe ô tô lại lắp nghiêng?

Tốc độ phát triển của ô tô hiện đại thật phi thường, cho dù hình dáng bên ngoài hay kết cấu bên trong, thậm chí vật liệu, nhiên liệu và công năng của...