Mỗi người làm thế nào để bảo vệ môi trường?

Khí hậu ấm dần lên, lỗ thủng tầng ôzôn, mưa axit, chất thải độc hại, sinh vật hoang dã bị tiêu diệt, không khí, nguồn nước và đất đai bị ô nhiễm, v.v... đó là cả chuỗi vấn đề về ô nhiễm toàn cầu mà chúng ta đang phải đối mặt. Đứng trước những vấn đề này, mỗi người chúng ta cần làm gì?

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi người. Mỗi người có nhiều việc nên làm. Ví dụ, tôn trọng các quy định cấm không vứt bừa bãi các vật phế thải, bỏ vật phế thải vào những nơi hoặc những túi quy định; trong học tập và công tác phải tiết kiệm văn phòng phẩm, không nên lãng phí; hiểu biết và nắm vững phương pháp sử dụng các chất, không tuỳ ý sử dụng các chất độc hại; không phun thuốc diệt côn trùng, thuốc tẩy mùi hôi, không phun sơn, v.v..., vì sử dụng những thứ này sẽ thải ra không khí chất cacbua hiđro có clo và flo (freon); tránh sử dụng những cốc nước giải khát, hộp cơm, túi nilon dùng một lần mà nên dùng cốc thuỷ tinh, hộp giấy và các túi có thể thay thế được. Như vậy, có thể giảm thấp lượng rác thải, giảm thấp áp lực đối với khâu xử lí rác thải, chọn mua quần áo không cần giặt hấp vì giặt hấp cần sử dụng đến các chất độc hại; không tuỳ ý săn bắt động vật hoang dã, không giết các loài côn trùng, cá, chim muông có ích, nhất là không giết cóc vì một con cóc một năm có thể ăn hơn 15.000 con côn trùng, trong đó chủ yếu là côn trùng có hại; phải bảo vệ cây cỏ, trồng cây để xanh hoá thành phố, khiến cho thành phố biến thành vườn hoa.

Những việc trên đây tuy là nhỏ mọn, nhưng chỉ cần mọi người đều làm thì sự cố gắng chung này sẽ có tác dụng đáng kể đối với việc cải thiện ô nhiễm môi trường. Chỉ cần chúng ta tiết kiệm tài nguyên và giảm nhẹ ô nhiễm, điều chỉnh thích hợp phương thức sinh hoạt thì chúng ta có thể cống hiến một phần cho công tác bảo vệ môi trường toàn cầu.

Từ khoá: Bảo vệ môi trường.

Ngôi hằng tinh nào gần ta nhất?

Đêm trời trong, các ngôi sao dày đặc giống như những đốm bạc khảm lên bầu trời. Những đốm bạc này đều là các hằng tinh cách ta vô cùng xa với những...

Khói bếp có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người không?

Khói dầu, mỡ trong bếp cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Theo số liệu điều tra thì hệ số phát bệnh ung thư phổi của phụ nữ cao hơn những người...

Mỗi ngày, cơ thể chúng ta sản xuất ra bao nhiêu nước bọt? Một chén nhỏ hay 1 lít?

Câu trả lời đúng là trên một lít. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần rất nhiều nước bọt.

Trong cơ thể có "dầu bôi trơn" không?

Trong nhà máy, máy móc thường phải cho dầu bôi trơn để giảm nhẹ ma sát khi vận hành. Thực ra, cơ thể người cũng là "một bộ máy lớn".

Thế nào là người máy thông minh?

Người máy thông minh còn gọi là người máy thế hệ thứ ba. Nó đã ứng dụng đầy đủ kĩ thuật máy tính phát triển nhanh nhất hiện nay, kĩ thuật trí tuệ nhân...

Vì sao các nhà thiên văn phải chụp ảnh các ngôi sao?

Chụp ảnh là để lưu lại cho chúng ta những kỷ niệm tốt đẹp và lâu dài. Thế mà các nhà thiên văn lại chụp ảnh các ngôi sao trên trời để làm gì? Nguyên...

Nước tiểu được hình thành như thế nào?

Trong điều kiện bình thường, nếu ta uống nước nhiều thì đi tiểu nhiều, uống ít đi tiểu ít. Mới nghe qua, tưởng như nước vào cơ thể sẽ biến thành nước...

Nhà máy điện hạt nhân có an toàn không?

Xây dựng nhà máy điện hạt nhân, lợi dụng năng lượng hạt nhân để phát điện được bắt đầu từ giữa thập kỉ 50 của thế kỉ XX, đến nay chỉ mới trải qua thời...

Tại sao cây thường xuân lại có thể leo lên tường cao?

Cây thường xuân có thể leo lên trên tường cao một cách ngay ngắn, xum xuê nên con người gọi nó là “thực vật làm xanh hóa”. Trong các khu vườn, ta thường thấy cây thường xuân leo được rất cao, lên các bức tường đá và thân cây