"Máy vi tính xanh" là máy vi tính màu xanh phải không?

Xã hội hiện đại ngày nay, máy tính được dùng rất rộng rãi. Từ những cửa hàng nhộn nhịp, đến các cơ quan ngân hàng, cơ quan nghiên cứu và các nhà máy xí nghiệp đến các cơ quan hành chính, từ những trận thi đấu thể thao sôi nổi đến việc phóng vệ tinh, không nơi nào không dùng đến máy vi tính. Nhưng bạn có biết rằng trong tình hình máy vi tính được sử dụng rộng rãi thì cũng đem lại sự nguy hại cho môi trường không? Ví dụ, máy vi tính phải tiêu hao điện năng. Sử dụng máy vi tính rộng rãi sẽ tốn một nguồn năng lượng lớn, dễ gây ô nhiễm môi trường. Máy vi tính còn dễ hỏng. Có người dự tính đến năm 2005, số máy vi tính hằng năm bị hỏng trên toàn thế giới sẽ đạt mức 70 triệu cái. Nếu số máy này không được xử lí kịp thời thì cả Trái Đất sẽ bị đống rác máy vi tính này vùi lấp. Máy vi tính kì diệu, vô song ngược lại sẽ biến thành nguồn ô nhiễm công cộng lớn nhất.

Vậy có thể sản xuất ra loại máy vi tính tiết kiệm năng lượng điện, không ô nhiễm môi trường không? Các nhà kĩ thuật Mĩ đã dẫn đầu trong việc nghiên cứu này và đã đưa ra một ý tưởng thiết kế loại máy vi tính mới - "máy vi tính xanh" có thể tiết kiệm năng lượng điện, không gây ô nhiễm và thu hồi được. So với máy vi tính phổ thông hiện nay, máy vi tính xanh có ba đặc điểm: một là, tiết kiệm năng lượng nhiều. Ví dụ, năng lượng điện máy vi tính xanh tiêu thụ chỉ bằng 25% so với máy vi tính thông thường. Có những loại máy vi tính xanh ở vùng ánh sáng đầy đủ có thể dùng năng lượng pin Mặt Trời để cung cấp. Hai là, phương pháp thu hồi máy tính hỏng rất đơn giản, hiệu suất thu hồi cao. Ví dụ, vỏ máy vi tính xanh có thể dùng nhựa tái sinh để sản xuất. Khi máy vi tính hỏng, có thể thu hồi vỏ máy để chế tạo các sản phẩm khác. Như vậy, giảm thấp lượng rác thải, có lợi cho bảo vệ môi trường. Ba là, trong quá trình sản xuất các linh kiện của máy tính không gây ô nhiễm môi trường.

Từ khoá: Máy vi tính xanh.

Tại sao máy tính có thể chuyển fax?

Facsimile (fax) là truyền tải hình ảnh thật. Nó dùng máy fax để truyền tải tới đối phương những tư liệu tin tức, hồ sơ thương mại, văn kiện, ảnh chụp...

Vì sao việc thường xuyên thở bằng miệng không tốt cho sức khỏe?

Hằng ngày, ta thở liên tục để hít khí ôxy và bài tiết khí CO2. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường gọi là thở.

Tại sao có một số cây lại phát sáng?

Mùa hè, trong rừng và trên những thảm cỏ ta thường thấy những con đom đóm bay lượn phát sáng, đó là hiện tượng phát sáng sinh vật mà mọi người đều...

Tại sao dùng tia X có thể chẩn đoán được bệnh trong cơ thể người?

Tia X quang còn gọi là tia Rơnghen, do nhà khoa học người Đức W.C Rơnghen phát hiện ra vào năm 1895. Lúc đó, do không biết tia đó là gì nên người ta đặt tên cho nó là tia X quang.

Khoa học môi trường là gì?

Khoa học môi trường là khoa học xuất phát từ tổng thể môi trường, nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với môi trường trong quá trình nhận thức và...

Vì sao những hôm trời sáng lại có sương?

Sương bốn mùa đều có, chẳng qua mùa đông đặc biệt nhiều mà thôi. Sáng sớm chỉ cần bạn nhìn vào ngọn lúa trên đồng, bãi cỏ bên đường sẽ phát hiện thấy...

Tại sao những cây đào bích trong vườn chỉ có thể ra hoa chứ không kết quả?

Trong một số công viên, vườn hoa trồng rất nhiều cây đào cảnh, mỗi năm xuân đến, cây đào nở rộ hoa, sắc hoa tươi đẹp lạ thường, nào là màu hồng, màu...

10 hòn đảo lớn nhất thế giới

1. Greenland, Bắc Đại Tây Dương (Đan Mạch) 2.

Vì sao phải kiên quyết xử lí ô nhiễm sông Hoài?

Hoài Hà ngày xưa gọi là Hoài Thủy. Sông dài hơn 1.