Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái Đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá. Cây dâu là loại cây cao to, lá mọc vừa to vừa tươi tốt, trên Trái Đất có rất nhiều côn trùng sống kí sinh trên lá dâu, có loại ăn rễ cây, có loại ăn cành cây, có loại ăn mầm cây, có loại ăn lá cây, tằm chính là một loại côn trùng ăn lá cây.

Có phải từ nhỏ tằm đã ăn lá dâu không? Không nhất định, đến bây giờ, những loại thực vật đã biết mà tằm có thể ăn rất nhiều, ngoài lá dâu ra, còn có lá cây sắn, lá cây sung, lá liễu khao tử, lá bồ công anh, lá oa cự (loài cây họ cúc), lá rau xà lách, lá hành, lá sâm Bà la môn... Nhưng lá dâu là tằm thích ăn nhất, bởi vì thời gian tằm lấy lá dâu làm thức ăn để sống nhiều nhất, do sinh sản nhiều đời con cháu trên lá dâu, dần dần đã hình thành thói quen với đặc tính ăn lá dâu, và đã biến thành tính di truyền.

Có một nhà hoá học đã từng phân tích qua mùi trong lá dâu. Sau khi ông sấy khô lá dâu qua nhiệt độ cao 132 ~ 1570C, đã lấy được một loại chất dầu trong ống nghiệm. Loại chất này có tính bốc hơi, toả ra một mùi rất giống bạc hà, rỏ nó lên trên giấy, tằm ở ngoài 30 cm cũng có thể ngửi thấy được. Sau khi tằm ngửi được mùi này thì sẽ bò đến rất nhanh. Có thể thấy rằng đây là mùi tín hiệu quen thuộc nhất của tằm.

Tằm dựa vào cơ quan khứu giác để phân biệt mùi lá dâu. Nếu như làm hỏng những cơ quan khứu giác và vị giác này thì chúng không thể nào phân bịêt được mùi của lá dâu. Vậy là chúng không lựa chọn được nữa, và có thể ăn tuỳ ý những chiếc lá của các cây khác.

Trong quá trình nghiên cứu về thức ăn nhân tạo của tằm từ mấy năm gần đây, người ta cơ bản đã tìm ra loại chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của tằm và lượng cần thấp nhất của chúng. Như vậy, chỉ cần tìm được thức ăn thay thế có chứa mấy loại chất dinh dưỡng này thì sau khi tằm ăn vẫn có thể sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh như thường.

Tại sao lươn cái lại biến thành lươn đực?

Khi mổ lươn, ta thường phát hiện những con lươn to và ráp đều không có trứng mà những con nhỏ, mịn lại có trứng, vậy nguyên nhân do đâu?

Vì sao có thể dự đoán thời tiết qua hình dạng Mặt trăng?

Dân gian Trung Quốc có không ít câu ngạn ngữ nói về thời tiết là dựa vào hình dạng Mặt trăng để dự báo sự thay đổi thời tiết. Ví dụ như “không sợ mồng...

Vì sao phóng tên lửa nên thuận theo hướng Trái đất tự quay?

Mọi người đều biết: vận động viên nhảy dài trước khi nhảy phải chạy một khoảng xa để lấy đà, còn vận động viên ném đĩa phải quay mấy vòng mới ném đĩa....

Tại sao ở phía trong của đường ray trên cầu đường sắt phải đặt thêm hai thanh ray nữa?

Không biết bạn có nhận thấy như thế này không? Nếu bạn đi xe đạp vô ý bị ngã, bạn sẽ thấy so với chạy bộ mà bất ngờ bị ngã thì tai hại hơn gấp nhiều...

Tại sao máy bay trước kia có cánh đôi, còn hiện nay thì phần lớn có cánh đơn?

Từ năm 1903, hai anh em Wright lần đầu tiên lái máy bay bay lên trời xanh, lịch sử hàng không máy bay đã có thời gian dài hơn một thế kỷ. Trong thời...

Tại sao cây ăn quả phải trải qua việc chiết cành?

Lúa, mì, cà, ớt, bông..

Gọi điện thoại mà có hiện tượng hồi âm là sao vậy?

Hiện tượng hồi âm thì ở đâu cũng có, khi ta nói to trong hang núi thì chỉ lát sau sẽ nghe vọng tới một loạt hồi âm. Nguyên do là tiếng nói truyền vào...

Vì sao nói Mặt Trời là hằng tinh phổ thông?

Mặt Trời là thiên thể mà ta quen thuộc nhất. Nó là thiên thể trung tâm của hệ Mặt Trời, khối lượng đạt 2 tỉ tỉ tỉ tấn, nhiều hơn 33 vạn lần khối lượng...

Điện thoại nhìn được và điện thoại truyền hình là một chăng?

Nói tới điện thoại truyền hình, có thể bạn sẽ đoán nó là đời sau của sự kết hợp giữa ti vi và máy điện thoại. Sự ra đời của điện thoại truyền hình...