Tại sao có một số động vật thích cuộc sống bầy đàn?

Có một số động vật có bản năng tự nhiên sống độc lập. Ví dụ như hổ chúa sơn lâm nổi tiếng, ngoài lúc sinh sản ra thì luôn không thích làm bạn cùng với đồng loại, thậm chí không chịu đến gần đồng loại. Vì vậy, trong thành ngữ có câu "một núi khó có thể sống hai hổ". Nhưng cũng có rất nhiều động vật lại không chịu đựng được cô độc và lạnh lẽo, trời sinh ra đã thích sống bầy đàn…

Ví dụ như chim cánh cụt, voi biển, kiến... Vậy thì tại sao những động vật này muốn sống thành bầy đàn?

Muốn trả lời câu hỏi này, có thể đi ngược trở lại một chút, tại sao hổ có thể sống đơn độc? Điều này đương nhiên liên quan đến bản lĩnh của hổ. Hổ có móng vuốt sắc nhọn, khả năng chạy nhanh, dù cho là vồ bắt những đối thủ gan góc, nó cũng có thể tự nhiên thoải mái, thức ăn kiếm được như vậy cũng không cần chia cho bất cứ đồng loại nào. Đa số các loài trong động vật họ mèo như báo, mèo, báo xali... dựa vào sự linh hoạt và hung hãn của mình để sống nên không muốn làm bạn với đồng loại.

Nguyên nhân mà giới tự nhiên có sức hấp dẫn chính là sự đa dạng. Có một số động vật, bản lĩnh của chúng không đủ khả năng đánh nhau một chọi một với những động vật khác, đành phải nhờ sức mạnh của cả bầy. Sói chính là một loài động vật như vậy. Một con sói đơn độc khi nhìn thấy lợn rừng thì sợ hãi đến chạy cũng không kịp, nhưng cả bầy sói thì dường như lại không sợ gì cả, đây chính là ưu điểm khi sống bầy đàn kiếm ăn.

Ngoài ra, sống bầy đàn cũng có tác dụng khác, như chim cánh cụt sống ở địa cực thường là hàng ngàn hàng vạn con sống cùng nhau. Bởi vì nơi chúng sống là thế giới băng tuyết tràn ngập, tuy trên mình có lớp mỡ dày, nhưng hiển nhiên sống thành bầy có thể sưởi ấm được cho nhau, cuộc sống bầy đàn này có tác dụng chống lạnh rất tốt. Khỉ cũng có cuộc sống bầy đàn, tuy sự linh hoạt và thông minh của khỉ ai cũng nhìn thấy nhưng sự yếu đuối của chúng cũng rất dễ thấy. Rất nhiều động vật lớn ăn thịt như hổ, báo... thường muốn đem khỉ làm thành một bữa tiệc ngon của chúng, điều này làm cho các con khỉ không thể không liên kết lại với nhau để đề phòng. Trên cành cây cao, một con khỉ tay đưa lên trán, thì ra nó đang canh gác đấy, đó chính là cuộc sống bầy đàn an toàn và có lợi. Bất luận là sống bầy đàn dưới hình thức nào thì mục đích của chúng đều là cùng có lợi, về mặt ý nghĩa mà nói thì kẻ yếu càng dễ sống bầy đàn hơn. Song quy mô sống bầy đàn còn phải căn cứ vào không gian sinh tồn, sự phong phú về thức ăn hay không, cùng với số lượng và sự mạnh yếu của kẻ săn mồi để quyết định. Nếu như số lượng cá thể trong bầy đàn quá nhiều, thức ăn có hạn, không thể phân phối được, không gian có hạn không cùng hưởng được thì sống bầy đàn kiểu này rõ ràng là không cần thiết. Ngược lại, nếu như số lượng cá thể trong bầy đàn quá ít, cũng không đạt được mục đích sống bầy đàn thì sống bầy đàn không có ý nghĩa gì. Vì vậy, bầy đàn lớn hay nhỏ cũng phải căn cứ vào nhu cầu, như vậy mới có thể có tác dụng nhất định đối với sự sinh tồn. Chủng loại không giống nhau, căn cứ vào nhu cầu của bản thân thì sẽ hình thành quy mô bầy đàn hoàn toàn khác nhau. Con mồi có thể tạo thành quần thể lớn trên 1 triệu con, cá sác-đin cũng thường là hàng ngàn, hàng vạn con tụ tập sống cùng nhau, nhưng đại đa số động vật sống bầy đàn chỉ là mấy con, mấy chục con hoặc là mấy trăm con sống cùng nhau.

Thỉnh thoảng, sau khi số lượng quần thể của động vật sống bầy đàn đạt được quy mô nhất định thì sẽ xuất hiện tình trạng phân đàn. Châu chấu như tất cả chúng ta đều biết, khi mật độ trong đàn đạt đến giới hạn cao nhất thì cánh của bộ phận cá thể sẽ dài ra, khả năng bay sẽ nâng cao, vì lợi ích của cả đàn thì bộ phận châu chấu này sẽ chủ động di chuyển đi tìm không gian sinh tồn mới. Cần phải nói rõ là có một số cá thể nhỏ bé, chủng loại khác nhau, vì lợi ích chung chúng cũng sẽ tạm thời tụ tập lại với nhau, lợi dụng thính giác, thị giác và khứu giác của mỗi bên để đề phòng kẻ thù chung.

Vì sao chim cánh cụt có thể sống ở Nam cực?

Môi trường cực kỳ khắc nghiệt ở Nam cực đã buộc các sinh vật bậc cao rút lui khỏi lãnh địa của nó. Ngay cả các động vật lớn có thể chịu được cái rét -80 độ C của Bắc cực như gấu trắng, voi biển. cũng không hề có mặt ở cực Nam...

Vì sao chúng ta không cảm thấy Trái đất chuyển động?

Mỗi giây, Trái đất vượt được chặng đường tới 30 km quanh Mặt trời. Đó là chưa kể tới việc Trái đất tự quay quanh mình với tốc độ ở đường xích đạo là 465 mét / giây. Vậy mà có vẻ như Trái đất đang đứng yên...

Trong trường hợp không có đèn tín hiệu hoặc biển báo giao thông thì xe cộ đi lại như thế nào?

"Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh hãy đi", "người đi bộ đi trên vỉa hè", đó là những câu nói quen thuộc về luật lệ giao thông cũng là chuẩn tắc mà mỗi công...

Vì sao đèn nêông có nhiều màu?

Vào ban đêm ở các thành phố, đô thị, nhà nhà đã lên đèn. Nào là đèn sáng trắng, đèn ánh sáng ban ngày, đèn ánh sáng cầu vồng nhiều màu, khoe sắc lung...

Tại sao vĩ tuyến 38 trở thành đường phân giới giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc?

Cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản đem quân xâm lược chiếm Triều Tiên. Năm 1910, Nhật Bản cưỡng bức Triều Tiên ký “Điều ước Hàn Nhật”, quy định toàn bộ chủ...

Giấy cũng có thể dùng để làm nhà được sao?

Trong quan niệm của mọi người, giấy vừa mỏng vừa mềm không chịu được nước, không chịu được lửa. Một vật liệu "yếu ớt" như vậy lại có thể dùng để làm...

Tại sao động vật có thể cho chúng ta cảm giác yêu hoặc ghét?

Vấn đề này đã gây nên sự chú ý của các nhà khoa học. Qua điều tra thống kê, họ đã phát hiện được phản ứng yêu ghét của loài người đối với động vật chủ yếu xuất phát từ 3 phương diện...

Tại sao chó thường hay thè lưỡi vào mùa hè?

Trên thực tế, cho dù không phải là mùa hè, đôi khi lưỡi của chó cũng phải thè ra, ví dụ sau khi chạy nhanh hoặc đánh nhau, cơ thể nóng lên thì chó cũng phải thè lưỡi ra để toả bớt nhiệt lượng.

Bí quyết leo giàn của cây xanh

Bí, mướp, dưa chuột, dây trường xuân, nho… rất có tài leo trèo. Chỉ cần móc được vào một thân cây, que củi hay thậm chí cột điện, chúng sẽ thoăn thoắt...