Tại sao khi uống rượu người ta thích chạm cốc?

Trong các bữa tiệc, yến hội người ta đều thích chạm cốc uống rượu để tăng thêm không khí vui mừng, long trọng, nhưng chúng ta có biết nghi thức của tập quán này bắt nguồn từ đâu?

Có người cho rằng tập quán chạm cốc uống rượu bắt đẩu có từ thời La Mã cổ đại. Khi đó để coi trọng sức mạnh, người ta thường tổ chức những cuộc đấu võ. Trước khi vào cuộc các đấu sỹ thường uống rượu để tỏ lòng tôn trọng và khích lệ lẫn nhau. Nhưng để đề phòng những kẻ có lòng dạ bất chính cho thuốc độc vào rượu của đối phương, người ta nghĩ ra cách là trước khi vào đấu, hai đấu sĩ đều đổ ít rượu trong cốc của mình vào cốc của đối phương, để cho thấy rằng trong việc uống rượu không có sự gian trá. Trong khi thực hiện động tác này, hai chén rượu tất nhien phải chạm vào nhau. Về sau nghi thức này dẩn dẩn trở thành một nghi lễ trong các bữa tiệc.

Có quan điểm cho rằng tập quán chạm cốc khi uống rượu có từ thời đại cổ Hy Lạp. Người Hy Lạp thời cổ đại vốn rất thích uống rượu. Người ta nghĩ rằng trong khi uống rượu sẽ có rất nhiều bộ phận trong cơ thể con người có thể cùng tham gia hưởng thụ hoạt động thú vị này. Mũi thì được ngửi mùi thơm của rượu, mắt thì được ngắm màu sắc của rượu, lưỡi có thể thưởng thức vị ngon của rượu. Nhưng chỉ hai tai là không được thưởng thức gì cả. Vậy cho nên người ta đã bổ sung được sự thiếu sót này bằng cách: trước khi uống rượu ta cho cốc chạm vào nhau, như thế tai sẽ được nghe thấy tiếng những cốc rượu vang lên khi chạm vào nhau và cũng được hưởng cái lạc thú khi uống rượu. Sau đó việc chạm cốc khi uống rượu đã trở thành phong tục tập quán.

Vì sao "đồng hồ cacbon" lại có thể đo được tuổi của các đồ vật cổ?

Nếu có ai hỏi bạn bao nhiêu tuổi, nhất định bạn trả lời một cách chính xác ngay, không do dự. Nhưng nếu như đối mặt với một mảnh gỗ từ di chỉ cổ xưa...

Sức mạnh kỳ lạ trong quả cầu Magdeburg

Ngày 8/5/1654, người dân thành phố Regensburg, nhà vua và các quý tộc Đức, đã được mục kích một sự việc kỳ lạ: 16 con ngựa, chia làm hai nhóm, ra sức...

Làm thế nào tìm con đường ngắn nhất?

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường gặp vấn đề sau đây: Cần tìm con đường ngắn nhất đi từ điểm A đến điểm E như ở hình vẽ. Trên hình vẽ các điểm...

Tại sao cây ngân hạnh ra hoa nhiều nhưng kết quả lại ít?

Cây ngân hạnh là một loại cây ăn quả rụng lá thuộc họ tường vi, ở Trung Quốc có lịch sử nuôi trồng lâu đời. Cây ngân hạnh thường ra hoa vào đầu xuân,...

Tại sao cây cao su ba lá chỉ có thể trồng được ở phía Nam?

Trong cuộc sống của chúng ta, hầu như hàng ngày đều gặp gỡ với cao su, ví dụ ra khỏi nhà đi xe đạp, đáp ô tô buýt và cả lái máy kéo..

Vì sao bật lửa lại làm bắn ra tia lửa?

Trong bật lửa có đá lửa. Chỉ cần ấn ngón tay đánh "tách" một cái là có thể làm bắn ra nhiều tia lửa.

Tại sao không có đất cũng có thể trồng được rau?

Tục ngữ nói: “vạn vật thổ trung sinh” có nghĩa là mọi thứ trên thế giới đều nhờ vào đất đai, mới có thể sinh trưởng, cái ăn, cái mặc hàng ngày không...

Vì sao nói năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng sạch?

Bất kì hoạt động công nghiệp nào cũng phải trao đổi chất với môi trường, vì thế mà gây ảnh hưởng cho môi trường. Việc khai thác năng lượng hạt nhân...

Vì sao hai tàu thuỷ lớn chạy song song cùng chiều với tốc độ cao sẽ đâm vào nhau?

Tất cả người đi tàu trên biển và trên sông lớn đều biết điều này. Hai con thuyền không được phép chạy song song cùng tốc độ với nhau. Tại sao cần phải quy định như vậy?