Lá lách nằm ở bên phải phía trên bụng, màu đỏ thẫm. Khi thai nhi còn trong bụng mẹ, nó là "nhà
máy" độc nhất vô nhị tạo ra huyết cho thai nhi. Sau khi trẻ ra đời, bộ xương dần dần lớn lên, tủy trong xương sẽ là "nhà máy tạo huyết", chức năng trên của lá lách không còn nữa. Vì vậy, trong một thời gian dài, người ta cho rằng lá lách chỉ là "kho chứa máu" trong cơ thể, có hay không có nó cũng được. Thực ra không phải như thế.
Gần đây, sau khi làm nhiều phẫu thuật để cấy hoặc thay phủ tạng, người ta mới có những nhận thức đầy đủ hơn về tác dụng của lá lách. Khi bệnh nhân được cấy hoặc thay những cơ quan lành mạnh của người khác, cơ thể thường có phản ứng thải loại do phải tiếp nhận những thứ vốn không phải của mình. Các tế bào lympho và chất kháng thể sẽ "đuổi" các cơ quan đó ra ngoài bằng trăm phương ngàn kế. Để ngăn ngừa phản ứng đó, bác sĩ dùng thuốc để khống chế hoặc dứt khoát cắt bỏ lá lách. Sau khi cắt bỏ cơ quan này, phản ứng bài trừ chấm dứt. Tại sao lại thế? Vì lá lách không những chứa một lượng lớn tế bào lympho mà còn sản sinh ra nhiều bạch cầu miễn dịch - nguyên liệu để tạo ra các kháng thể. Sau khi cắt bỏ lá lách, cơ thể mất đi một lượng khá lớn tế bào lympho, lượng kháng thể được sản sinh ra cũng giảm rõ rệt, có lợi cho việc bảo vệ cơ quan thay thế và ngăn ngừa phản ứng bài trừ.
Việc cắt bỏ lá lách cũng giống như nước cờ "thí xe giữ tướng", bất đắc dĩ mới phải làm. Vì lá lách đảm nhiệm công tác "phòng vệ" rất quan trọng. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, khi cắt bỏ lá lách, sức đề kháng giảm đi rất nhiều, cơ thể dễ bị nhiễm bệnh và khi đã mắc bệnh thì thường nặng, tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, khi lá lách bị chấn thương, dù đã giập nát, bác sĩ vẫn luôn tìm đủ mọi cách để cứu nó.