Đất đỏ được phân bố tại phía nam sông Trường Giang Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh khu vực nam bộ như Hồ Bắc, miền nam tỉnh An Huy, tỉnh Phúc Kiến, miền trung tỉnh Chiết Giang, Giang Tây, Hồ Nam. Đứng trong các thung lũng này nhìn xuống sẽ thấy những gò, đồi đất đỏ nối tiếp nhau. Cho dù ở đây thỉnh thoảng cũng được điểm xuyết bằng những hàng cây xanh, hoa cỏ nhưng cũng không thể so sánh với các cánh đồng phì nhiêu của vùng đồng bằng, chúng ta dễ dàng thấy rõ độ cằn cỗi của các vùng đất trên.
Việc đất đỏ chủ yếu được phân bố tại phía nam, không phải không có lí do. Nham thạch trong một thời gian dài bị phong hóa dần dần bị vỡ vụn và trở thành lớp vỏ phong hóa, dưới tác động và sự phát triển của vi sinh vật sẽ trở thành đất. Lớp vỏ phong hóa được phân bố trong các thung lũng của những nhánh sông lớn như: Trường Giang, Tương Giang, Nguyên Giang, Cán Giang, sông Tiền Đường v.v.. Đại bộ phận được hình thành vào thế kỷ thứ 3 kỷ phấn trắng cách đây 80~140 triệu năm trước, đất sét, đất bùn, sa thạch đỏ là thành phần chủ yếu để hình thành nên “Hệ thống đá đỏ”, nó còn tương đương với bộ phận “Hệ thống núi đá Hỏa Sơn” đá đỏ có tính axit, được hình thành từ kỉ Jura tới kỉ phấn trắng cách đây khoảng 140~195 triệu năm trước, và chứa một hàm lượng khoáng sản sắt cao. Do miền Nam thuộc đới khí hậu á nhiệt đới, điều kiện khí hậu ở đây có đặc điểm là nhiệt độ cao, mưa nhiều, các nguyên tố linh hoạt có trong lớp vỏ phong hóa như: kali, magie, canxi, natri… rất dễ bị nước mưa hòa tan và cuốn trôi đi, còn lại những nguyên tố không bị hòa tan như: sắt và nhôm sẽ bị cuốn theo dòng nước và thẩm thấu, kết tủa trong đất sét. Sau khi bị oxy hóa, đất sét bị phủ lên bởi màu nâu của oxit nhôm và màu đỏ của oxit sắt. Do hàm lượng oxit sắt có trong đất sét lớn hơn lượng oxit nhôm, cho nên đất sét sẽ có nhiều màu đỏ hơn nhưng cũng do phải chịu một ảnh hưởng nhất định của oxit nhôm nên trong màu đỏ vẫn có màu xám trở thành màu đỏ gạch, đất sét cũng có thêm một cái tên nữa là đất đỏ.
Đất đỏ là loại đất có tính axit, cằn cỗi và bạc màu, thông thường không thích hợp để trồng các cây nông nghiệp, bắt buộc phải trải qua quá trình cải tạo đất, làm tăng các nguyên tố có tính kiềm và các vật chất hữu cơ có trong đất mới có thể biến đất đỏ thành đất canh tác. Ngoài ra còn có một phương pháp khác, đây là việc chọn lựa có mục đích mang tính kinh tế nhất định, tiến hành trồng những loại cây có thể sinh trưởng và phát triển trong môi trường đất có tính axit, ví dụ như trồng chè, cũng là một cách để bà con sinh sống tại những khu vực đất đỏ có thể thoát nghèo và xây dựng kinh tế.