Tại sao cua chúng ta ăn thường ngày lại nhỏ?

Cua lông tơ, còn được gọi là cua sông, người ta đã từng đặt cho nó một tên gọi rất hay là "công tử không có ruột", còn các nhà khoa học căn cứ vào đặc trưng của nơi sinh ra và trên hai càng cua rải đầy lông tơ, nên đã đặt cho nó một cái tên làm cho người ta dễ nhớ - Cua lông tơ Trung Hoa.

Cuối thu, cúc tàn cua béo chính là thời gian tốt nhất để thưởng thức những con cua tươi ngon. Nhưng trong vài năm cuối của thế kỉ XX, trên chợ, đại đa số là "cua con" dưới 100 g, vậy thì, tại sao lại xảy ra tình trạng loại cua này càng ngày càng nhỏ vậy?

Điều này còn phải nhắc đến thói quen sinh sống của cua. Cua mà chúng ta thường biết, tuy là được bắt từ trong môi trường nước ngọt như hồ Dương Trừng, tỉnh Giang Tô, Nam Hồ, Chiết Giang; hồ Điện Sơn, Thượng Hải; Bạch Dương - Điện, Hà Bắc..., nhưng khi chúng sinh con đẻ cái lại phải về nước mặn gần ở biển. Do vậy, khi số lượng lớn "cua bố cua mẹ" trưởng thành tập trung lại từ sông, xuất phát đến gần biển, thì những người có kinh nghiệm chặn bắt ngay trên đường. Những con cua lớn may mắn thoát khỏi đã đến được nơi sinh sản để đẻ trứng, ấu thể sau khi qua một khoảng thời gian lột xác đã trở thành các con cua giống, các cua giống đã có đầy đủ khả năng thích ứng với môi trường nước ngọt. Lúc đó chúng lại tập hợp lại với nhau để bắt đầu chặng đường dài trở về với ao hồ, nhưng đội quân bắt cua lại một lần nữa giăng lưới trên đường đi của các cua giống. Có thể tưởng tượng được là bằng phương thức đuổi phía trước, chặn phía sau này thì nguồn cua sẽ ngày càng cạn kiệt, do vậy việc sinh sản nhân tạo đã được đưa vào trong việc nuôi cua. Về góc độ khoa học mà nói, sau khi đã giải quyết được nguồn cua giống, người nuôi chỉ cần khống chế được quy mô nuôi dưỡng của mình, nắm vững quy luật sinh trưởng của chúng thì loài cua sẽ "lớn" lên nhiều.

Các chuyên gia cho rằng để làm cho loài cua lớn lên một cách thuận lợi thì lượng cua thả xuống mỗi mẫu nước phải được khống chế dưới 1000 con, tốt nhất là 500 ~ 600 con. Nhưng do các hộ nuôi xuất phát từ lợi ích kinh tế, lượng thả thời kì đầu ở mỗi mẫu nước đạt khoảng 2000 con, khi các cua con lớn đến khoảng 50 g, không gian nuôi chật chội không chịu nổi thì họ sẽ bắt một lượng lớn "cua con" đưa ra thị trường, còn để các con cua còn lại tiếp tục lớn, như vậy sẽ tận dụng được đầy đủ mặt nước nuôi, do vậy số cua đợt đầu được bán ra chợ thường rất bé.

Một nguyên nhân khác mà các con cua trở nên bé là giống thay đổi. Các con cua mà chúng ta nói đến chủ yếu là cua lông tơ ở Trường Giang. Mấy năm gần đây, do giá cua tăng vọt, thị trường cung không đủ cung ứng, cua Ôn Châu (thuộc tỉnh Chiết Giang - Trung Quốc), cua Liêu Ninh nhỏ bé thừa cơ trà trộn vào trong đó, khi chúng ở giai đoạn cua giống, so với cua Trường Giang thì cũng tương đương, nhưng khi bước vào giai đoạn trưởng thành thì sự khác biệt về kích cỡ sẽ hiện lên rất rõ.

Đương nhiên, muốn cua lớn nhanh cũng là một trong những nguyên nhân làm cho cua trở nên bé. Nói chung, thời kì sinh trưởng tốt nhất của cua Trường Giang vào khoảng 2 ~ 3 năm, nhưng hiện nay không ít những hộ nuôi áp dụng phổ biến biện pháp lợi ích trước mắt là thả giống cùng năm và bắt cùng năm, cua còn chưa kịp trưởng thành đã vội đưa ra chợ bán, như vậy thì cua có thể không nhỏ được sao?

Làm thế nào để biết một hòn đá là thiên thạch?

Nếu đặt trước mắt bạn một đống đá và sắt cục, bạn có phân biệt được hòn nào là thiên thạch, hòn nào là đá hay sắt tự nhiên không? Chẳng khó lắm đâu....

Vì sao Đài khí tượng có thể dự báo thời tiết?

Sáng, trưa và tối hằng ngày, mở đài thu thanh bạn có thể nghe thấy Đài khí tượng thông báo thời tiết. Chắc bạn sẽ hỏi vì sao Đài khí tượng lại có thể...

Khi lặn sâu, người ta có bị nước ép bẹp không?

Các vật thể chìm trong nước đều phải chịu áp suất của nước. Áp suất này tỉ lệ thuận với độ sâu của nước. Hễ độ sâu tăng lên 10 m, áp suất sẽ tăng 98 kPa.

Vì sao ở vùng núi có nhiều khoáng sản kim loại?

Một điều thực tế là ở đồng bằng có rất ít khoáng sản kim loại. Vì thế, những nước đồng bằng tuy mạnh về nông nghiệp, nhưng lại thiếu các mỏ quặng...

Vì sao lúc nấc cụt không nên uống nước?

Thường thì nấc cụt phát sinh một cách đột nhiên. Bạn vừa cảm thấy phần trên lồng ngực bị co giật từng cơn rất khó chịu thì miệng đã đột nhiên phát ra...

Vì sao chiêm bao?

Chiêm bao là hiện tượng sinh lý thần bí nhất, nhưng cũng phổ thông nhất. Khi chiêm bao, người ta hầu như bước vào một thế giới mới lạ.

Vì sao xuất hiện cầu vồng trên bầu trời?

Sau cơn mưa mùa hè mây đen tan hết, Mặt Trời hiện ra và trên bầu trời thường xuất hiện cầu vồng.

Tại sao khoai lang càng để lâu càng ngọt?

Trong rễ củ của khoai lang có rất nhiều tinh bột (bình quân là 20%) tinh bột chuyển thành đường nên khoai lang có vị ngọt. Giữa thời kì sinh trưởng...

Sao chổi có khả năng va chạm với Trái đất không?

Nói đến sao chổi rất nhiều người nghĩ rằng sao chổi là một thiên thể đẹp đẽ có cái đuôi rất dài. Thời cổ đại sự xuất hiện của sao chổi thường được coi...