Tổng diện tích Trái Đất được tính bằng cách nào?

Trái Đất là một quả cầu tròn. Ngày nay ngay một em học sinh tiểu học cũng biết được điều đó. Nhưng thời xa xưa không một ai biết Trái Đất hình cầu. Vì người xưa trực tiếp nhìn thấy Trái Đất là một mặt phẳng. Họ nhìn thấy mặt tiếp giáp với bầu trời nơi chân trời, nên họ nghĩ rằng đó là biên của mặt đất. Họ tin rằng trời và đất có chỗ tận cùng, họ gọi chỗ đó là "Chân trời góc bể". Thực ra từ xưa đến nay chưa hề có ai đến được chỗ đó.

Về sau qua nhiều thực tế, người ta mới tin rằng Trái Đất không phải là một mặt phẳng mà là một hình cầu, gọi là "Địa Cầu"

Nhưng Trái Đất to như thế, dùng phương pháp gì để tính ra được diện tích của bề mặt Trái Đất? Nhiều nhà khoa học rất hứng thú về vấn đề này và đã tìm nhiều cách để tính.

Hơn 2.000 năm TCN một học giả cổ Hy Lạp là Aristot lần đầu tiên dùng phương pháp đo để tính diện tích Trái Đất. Hồi đó ông sống ở cảng Alisan, Ai Cập. Ở Axưoan phía nam cảng có một cái giếng khô rất sâu. Hằng năm cứ đến đúng trưa ngày Hạ chí, Mặt Trời chiếu thẳng xuống đáy giếng tức là trưa ngày đó vị trí Mặt Trời nằm trên đỉnh đầu giếng, qua ngày đó thì Mặt Trời không chiếu xuống đáy giếng nữa. Nhưng thực ra chính buổi trưa ngày Hạ chí không phải Mặt Trời chiếu vuông góc với mặt đất vùng Alexandre. Ông đã dùng một cái cọc dài cắm thẳng đứng trên mặt đất và đo được góc chiếu trưa ngày Hạ chí là 7,2o. Vì vậy ông khẳng định sự chênh lệch 7,2o này chính là độ cong của mặt đất giữa hai vùng Axưoan và Alexandre gây nên. Căn cứ trị số này và khoảng cách giữa hai địa điểm ông tìm được chu vi của Trái Đất khoảng 39.816 km. Trị số này rất gần với chu vi Trái Đất ngày nay tính toán được.

Về sau các nhà khoa học đã dùng phương pháp tương tự, tính ra Trái Đất lớn bao nhiêu. Người ta còn dùng phương pháp tam giác lượng để so sánh độ chính xác của kết quả tính toán. Từ đó biết được Trái Đất hình cầu gần giống với hình elip tròn xoay, gọi là Địa Cầu. Căn cứ kết quả đo thực thì bán kính đường xích đạo là 6378,245 km, bán kính cực là 6.356,863 km, độ chênh lệch giữa bán kính xích đạo và bán kính cực chỉ là 1/298,3. Nếu ta căn cứ tỉ lệ này làm một hình cầu có bán kính là 298,3 m thì sự chênh lệch giữa bán kính cực và bán kính xích đạo chỉ là 1 mm. Cho nên Trái Đất thực tế không khác một quả cầu là bao nhiêu. Bán kính bình quân của nó là 6371,2 km.

Biết được bán kính ta có thể tính được chu vi đường tròn xích đạo khoảng 40.075,696 km, tổng diện tích Trái Đất khoảng 510 triệu km2.

Vì sao Thượng Hải liền sông kề biển cũng thiếu nước?

Thượng Hải nhờ nước mà sinh ra, nhờ nước mà hưng thịnh, hầu như không có nguy cơ thiếu nước. Nhưng ngày nay, thành phố khổng lồ này ngày càng bị vấn...

Tại sao nước hồ không thấm hết vào lòng đất?

Có một ví dụ đơn giản để chứng minh hiện tượng này: Đổ nước đầy một cốc thủy tinh rồi để dưới nắng mặt trời. Sau một vài giờ, bạn sẽ thấy lượng nước trong cốc giảm đáng kể. 

Tại sao nói hoa là do lá biến thành?

Vấn đề này rất thú vị. Thế kỉ XVIII, nhà thơ Đức đã có câu thơ về “hoa do lá biến thành” và được sự đồng tình của không ít người.

Vì sao môn toán được tất cả các nước trên thế giới chọn làm môn học chính ở bậc phổ thông?

Trong chương trình học của bậc học phổ thông, toán, văn và ngoại ngữ được xem là ba môn học chính. Trong các năm học từ cấp một đến cấp ba, năm nào...

Vì sao Trái Đất lại có nhiều nham thạch đến thế?

Trên Trái Đất khắp nơi đều có đá. Có một số vùng bề mặt là bùn cát, nhưng phía dưới là đá.

Tại sao có thể nghe trộm tiếng nói mà không phải đến gần?

Những ai đã từng xem các tập phim về điệp viên 007 đều biết rằng, các điệp viên khi muốn nắm các hoạt động của đối phương, có lúc cần phải sử dụng biện pháp đặt máy nghe trộm.

Có thể một lúc làm hai việc không?

Sử sách chép lại rằng Napoleon nước Pháp, khi soạn thảo “Bộ luật” nhà nước, cùng một lúc có thể nói đến các điều khoản của luật dân sự, luật hình sự,...

Vì sao Tây Á trở thành khu vực dầu mỏ quan trọng nhất trên thế giới?

Tây Á là tiếng gọi tắt miền Tây châu Á, còn gọi là Trung Đông. Phạm vi của nó không lớn lắm nhưng là khu vực sản xuất dầu mỏ chủ yếu, chiếm 60% thị...

Nói "mặt trời mọc ở đằng đông" có đúng không?

Buổi sáng thức dậy, nhìn về phía đông, bạn sẽ thấy ông mặt trời đỏ ối từ từ mọc lên. Thế mà có người dám bảo rằng mặt trời không mọc ở phía đông! Không lẽ lại có chuyện như vậy?