Con nhện giăng tơ bằng cách nào giữa khoảng cách hai cây rất xa?

Khi bạn nhìn thấy giữa các cây hai bên bờ kênh, hoặc hai góc nhà cách nhau rất xa, có kết một mạng nhện thường sẽ nghĩ đến một vấn đề: Nhện vừa không biết bơi, cũng không biết bay thì nó làm cách nào mắc được "tấm lưới" trên không trung.

Hoá ra, phần cuối bụng của nhện có mấy đôi "máy dệt", tơ nhện chính là được tuôn ra từ trong lỗ nhỏ của máy dệt.

Thành phần của tơ nhện là protêin, giống như tơ tằm vậy, khi vừa tuôn ra còn là một loại "keo dán" rất dính. Khi tiếp xúc với không khí, keo dán này lập tức trở nên cứng và trở thành tơ.

Cũng giống như con người muốn đi qua bên kia sông thì phải bắc cầu, nhện khi muốn đến bờ bên kia sông thì nó phải mắc "cáp trời".

Việc mắc cáp trời rất thú vị. Nhện từ vị trí của nó giương ra rất nhiều chân dài để kéo tơ dài ra phía trước, vậy là những sợi tơ nhện này xuôi theo gió bay bay, giống như mấy chiếc dây thắt lưng mỏng trong suốt bay trong không trung, sau đó, nó luôn dùng chân để chạm vào điểm cố định của sợi tơ nhện. Khi nó phát hiện có một sợi tơ không kéo nổi, nghĩa là một đầu của sợi tơ bay bị gió thổi sang phía đối diện, đã bị dính trên cành cây hoặc đồ vật khác. Cáp trời đã được mắc như vậy.

Một biện pháp khác để mắc cáp trời là: đầu tiên, nhện cố định tơ vào một điểm, còn mình treo trên sợi tơ, rủ xuống mặt đất, sau đó phần cuối bụng vừa nhả tơ, vừa trèo lên trên góc nhà hay cành cây đối diện, đợi sau khi đến được đích lại dùng chân thu tơ lại, khi thu đến vừa độ dài thích hợp liền cố định tơ lên trên điểm cố định mới, như vậy, cáp trời cũng có thể mắc xong.

Giống như cột cái của nhà phải lớn hơn các cột khác một chút, nhện định ra sợi này là sợi chống đỡ cho mạng nhện, đi đi về về lại dính lên mấy sợi tơ, biến nó thành một "dây cáp" thô. Tiếp đó, phía dưới sợi cáp thô này lại mắc song song sợi cáp thứ hai. Đợi sau khi hai sợi cáp mắc xong, thì nhện dệt thành một tấm mạng nhện ở giữa hai sợi cáp thô này.

Làm thế nào để phân biệt được giữa rắn độc và rắn không độc?

Trên thế giới có khoảng hơn 2500 loài rắn, rắn độc có khoảng trên dưới 650 loài, trong đó Trung Quốc đã có 47 loài rắn độc.

Tài lặn của người máy từ đâu mà có?

Biển chiếm phần lớn diện tích bề mặt Trái Đất. Trong lòng biển chứa đựng bao tài nguyên phong phú, như mỏ dầu, quặng măng gan và các kim loại nặng.

Tại sao ngày trời mưa thì điện thoại dễ bị lạc âm?

Bạn có thấy khi mùa hè hoặc ngày trời nồm thì hiện tượng lạc âm (hiện tượng tín hiệu lời nói của đường dây điện thoại này chạy lạc qua đường dây điện...

Bề dài và bề rộng của một quyển sách có tỉ lệ bằng bao nhiêu?

Nói chung với một quyển sách thì bề dài và bề rộng có tỉ lệ bằng bao nhiêu? Chắc chắn không ít người vẫn hay nghĩ đến “con số tỉ lệ vàng” 1,618. Sự...

Tại sao máy tính lại có thể phiên dịch được?

Phiên dịch là một quá trình chuyển một ngôn ngữ này thành một ngôn ngữ khác. Phiên dịch máy tính còn gọi là dịch máy là cách sử dụng máy tính mô phỏng...

Có biện pháp để dự báo động đất không?

Động đất mạnh có sức phá hoại rất ghê gớm. Con người để ngăn ngừa tổn thất, từ lâu đã mong muốn: có thể như dự báo thời tiết để dự báo động đất được...

Vì sao người cận thị cũng có thể làm nhà du hành vũ trụ?

Muốn trả lời vấn đề này trước hết phải giới thiệu các nhà du hành vũ trụ gồm những ai.

Trong cơ thể, khí quan nào lâu đời nhất?

Cơ thể có 5 giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác. Theo thống kê, trên 90% thông tin mà ta nhận được đến từ thị giác, tiếp...

Vì sao cỏ quyển bá quấn đã khô ngâm vào nước lại có thể tươi lại?

Bạn đã từng nghe nói về cỏ quyển bá quấn chưa? Loại cỏ này kì lạ lắm. Bình thường, bạn có thể để khô, cất vào một góc, lá quyển bá quấn sẽ cuộn lại,...