Tại sao cá sấu lại chảy nước mắt?

Loài cá sấu hung dữ theo truyền thuyết khi nuốt những động vật nhỏ bé sẽ chảy ra "giọt nước mắt bi thương". Do vậy, từ xưa đã có câu ngạn ngữ mà tất cả mọi người đều biết, đó là "nước mắt cá sấu", đồng thời thường dùng câu nói này để mỉa mai những kẻ giả dối.

Cá sấu có thể "chảy nước mắt", mà "nước mắt" còn rất nhiều nữa kia. Đó là một hiện tượng tự nhiên, và không phải là nó đau khổ hay thương xót gì hết, chẳng qua là lượng muối thừa trong cơ thể bài tiết ra.

Thận là cơ quan bài tiết của động vật, nhưng chức năng bài tiết của thận cá sấu lại không hoàn chỉnh lắm, lượng muối thừa trong cơ thể phải dựa vào một tuyến muối đặc biệt để thải ra. Tuyến muối của cá sấu lại vừa vặn nằm ở gần mắt, mỗi khi cá sấu nuốt những con mồi, đồng thời ở gần góc mắt chảy ra ít nước muối, do đó thường bị hiểu lầm rằng cá sấu đang chảy những giọt "nước mắt đau khổ".

Ngoài cá sấu ra, các nhà khoa học còn phát hiện rùa biển, rắn biển, thằn lằn biển và trên thân của một số con chim biển cũng có những tuyến muối tương tự như của cá sấu. Cấu tạo tuyến muối của những động vật này gần như là giống nhau, ở giữa có một ống dẫn, và xung quanh mọc ra mấy nghìn ống nhỏ, đan xen với huyết quản. Chúng tách lượng muối thừa trong máu ra, sau đó thông qua ống dẫn ở giữa để thải ra ngoài cơ thể, miệng của ống dẫn nằm ở gần mắt. Tuyến muối loại bỏ đi lượng muối thừa trong nước biển, nước còn lại mà động vật lấy được là nước ngọt. Do vậy, tuyến muối đã trở thành "bộ máy chuyển hoá nước biển thành nước ngọt" thiên nhiên của động vật.

Nước biển không thể uống được, do vậy những con tàu khi đi trên biển phải chở rất nhiều nước ngọt. Tuy nhiên, như vậy sẽ làm cho trọng tải hữu hiệu của con tàu bị giảm xuống. Nếu như đặt trên tàu bộ máy chuyển hoá nước biển thành nước ngọt thì tàu có thể giảm mang nước ngọt khi đi trên biển, nhưng hạn chế là kĩ thuật rất phức tạp, ngoài ra chi phí cao, hiệu quả thấp, hiện nay về cơ bản vẫn không giải quyết được vấn đề. Do vậy, người ta đang tìm cách bắt chước tuyến muối của cá sấu, chế tạo ra một loại máy chuyển hoá nước biển thành nước ngọt có thể tích nhỏ, trọng lượng nhẹ, hiệu quả cao.

Tại sao các loài chim như cò, hạc lại thường đứng một chân?

Khi chúng ta đến công viên hoặc vườn bách thú để ngắm các loài chim, thường có thể nhìn thấy các loài chim như cò, hạc chỉ đứng bằng một chân.

Trong quả chuối tiêu có hạt hay không?

Chúng ta hàng ngày ăn hoa quả như táo, quýt, dưa hấu… thường thấy có hạt, nhưng khi ăn chuối tiêu thì lại không thấy có hạt, vì vậy xưa nay người ta...

Vì sao phát sinh hiện tượng Enninô?

Bờ Đông Nam biển Thái Bình Dương, tức là miền duyên hải phía tây các nước Ecuado, Pêru, v.v.

Vì sao có người "ngã nước"?

Trong cuộc sống thường ngày ta thường gặp trường hợp: người chuyển đến một vùng mới, vì môi trường địa lý đột nhiên thay đổi mà cảm thấy khẩu vị không...

Vì sao hải lưu là nguồn năng lượng lí tưởng?

Trong Đại chiến Thế giới lần thứ nhất, người Đức đặt rất nhiều thủy lôi ngoài duyên hải của nước đối địch, nhằm đánh đắm các chiến hạm và phong tỏa...

Thư viện thế giới lớn nhất thế giới ở đâu?

Thư viện Quốc hội Mỹ là thư viện lớn nhất thế giới. Nó được xây dựng ở thủ đô Washington tại một nơi tao nhã, phong cảnh rất đẹp.

Tại sao cần phát triển "kiến trúc tiết kiệm năng lượng"?

Điện và kiến trúc hiện đại có quan hệ mật thiết với nhau, kiến trúc không có điện năng sẽ bất tiện cho sinh hoạt và công tác của người cư trú. Nhưng...

Dùng chất dẻo làm bao bì thực phẩm có độc không?

Kẹo, bánh, mứt, nước ngọt là các loại thực phẩm thường được đựng trong bao bì bằng chất dẻo. Qua lớp màng mỏng trong suốt bóng láng, trông thực phẩm...

Thế nào là điện thoại hội nghị?

Trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường phải triệu tập cuộc họp toàn quốc hoặc cấp tỉnh thành. Nhân viên tổ chức hội nghị thường phải làm công việc...