Có phải tất cả ô nhiễm môi trường đều do con người gây ra không?

"Tôi khó thở ! Thân nhiệt tôi tăng cao ! Da tôi đầy thương tích ! Hãy cứu tôi với !”. Trái Đất đang rên rỉ, Trái Đất đang kêu gào, tất cả đều là do ô nhiễm môi trường gây nên.

Khi những chất hoặc những mầm độc hại thâm nhập vào môi trường, chúng khuếch tán, di dời, chuyển hóa khiến cho cấu trúc và chức năng của hệ thống môi trường phát sinh biến đổi, gây ảnh hưởng bất lợi cho sự sống và phát triển bình thường của con người và các loài sinh vật khác, chúng ta gọi hiện tượng này là “ô nhiễm môi trường”. Ô nhiễm môi trường luôn do hoạt động của con người gây nên, nhưng cũng có lúc là do hoạt động của thiên nhiên tạo ra. Hậu quả của nó thậm chí còn nghiêm trọng hơn, phạm vi ảnh hưởng to lớn hơn so với hoạt động của con người và không thể nào tránh khỏi.

Ví dụ điển hình nhất là núi lửa. Hoạt động của núi lửa là một hiện tượng địa chất đặc biệt. Hiện nay trên thế giới tồn tại khoảng mấy trăm ngọn núi lửa. Chúng có thể hoạt động bất cứ lúc nào. Một khi núi lửa hoạt động thì sức phá hoại của nó thật đáng sợ. Ví dụ núi lửa Pinatupot ở Philippin lần bùng nổ gần đây nhất đã phun ra dòng phún thạch nóng chảy cao mấy trăm mét, trong đó chứa khí sunfurơ rất nhiều. Khi nó đông đặc thì gây thành bụi, trong bụi luôn chứa những chất có tính phóng xạ. Dòng phún thạch của núi lửa đã phủ lấp núi rừng, ruộng đồng, thôn ấp xung quanh và gây ra sự ô nhiễm trên một vành đai lớn, thậm chí là gây biến đổi khí hậu cục bộ, tạo nên khí hậu khác thường. Có thể khẳng định rằng sự uy hiếp của núi lửa hơn cả một quả bom hạt nhân cỡ nhỏ. Ngoài núi lửa ra thì động đất, sóng ngầm, lốc bão, khí hậu khác thường, mặt đất sạt lở, nạn cháy rừng cũng là những tai họa thiên nhiên tạo ra sự phá hoại khôn lường đối với môi trường. Cho nên ô nhiễm môi trường không nhất định do hành vi của con người gây nên.

Đương nhiên, nói chung ô nhiễm môi trường phần lớn là do những hoạt động kinh tế không hợp lí của con người gây ra. Do đó trong quá trình sinh sống và phát triển sản xuất, chúng ta không nên gây ra ô nhiễm, phá hoại môi trường thiên nhiên, dẫn đến những tổn hại chung mang tính toàn cầu và làm hại đến sức khỏe, hạn chế sự phát triển của chúng ta. Đối với mỗi người, nhân tố thiên nhiên gây ra ô nhiễm là hoàn toàn bất lực, nhưng giảm thiểu tối đa và đề phòng sự ô nhiễm do con người gây ra là hoàn toàn có thể làm được. Hãy nỗ lực chung để cùng góp phần bảo vệ mái nhà Trái Đất của chúng ta.

Từ khoá: Ô nhiễm môi trường; Thiên tai; Núi lửa.

Tại sao đoàn tàu trọng tải có sức chở đặc biệt lớn?

Trong mạng lưới giao thông đường sắt của Trung Quốc có một tuyến đường vận tải đặc biệt, đó là đường sắt điện khí hoá từ Đại Đồng của tỉnh Sơn Tây đến...

Vì sao một người cao 1,50 m có thể bị chết đuối trong hồ nước có độ sâu trung bình 1 m?

Nếu có người hỏi bạn “một người cao 1,50 m có thể bị chết đuối trong hồ sâu 1 m hay không?”. Nhất định bạn sẽ trả lời: không.

Có thể chỉ dùng compa để xác định tâm vòng tròn được không?

Trước đây chúng ta đã bàn về việc dùng thước và compa để vẽ hình. Có lúc người ta có thể dùng compa để vẽ hình cũng chính xác không kém khi dùng...

Tại sao ngủ lại mơ?

Ngủ mơ là hiện tượng tâm trí con người trải qua những hình ảnh, âm thanh tưởng tượng và nhiều dạng cảm xúc mãnh liệt trong khi ngủ. Hiện tượng mơ được ghi nhận xảy ra không chỉ ở người mà hầu hết các loài chim và động vật có vú...

Vì sao lớp chống tạo màng mờ trên kính đeo mắt lại chống được sự tạo màng mờ?

Vào mùa đông, khi đeo kính bước từ ngoài trời vào phòng ấm, trên đôi mắt kính lập tức hình thành lớp màng mờ như màng sương. Nếu bôi lên đôi mắt kính...

Thế nào là thư viện số hóa?

Ở Trung Quốc, thư viện Bắc Kinh và thư viện Thượng Hải đều là những thư viện hiện đại nhất. Chúng không chỉ có lượng sách báo tranh ảnh và tư liệu...

Tại sao vỏ cây đỗ trọng sau khi bẻ sẽ có sợi rất dai?

Chúng ta ăn ngó sen tươi non trắng, bẻ đôi nó, sẽ thấy có rất nhiều những sợi tơ mảnh nối liền có thể kéo dài hơn 10 cm. Nếu đặt dưới kính hiển vi...

Vì sao đá quý lại có nhiều màu sắc?

Đá quý có nhiều màu sắc lấp lánh gợi sự ham thích của mọi người. Vẻ đẹp kỳ lạ của đá quý do đâu mà có? Qua các phân tích hoá học và phân tích quang...

Tại sao khi máy bay hạ thấp độ cao thì nên nhai kẹo cao su?

Trước khi máy bay hạ cánh, cô tiếp viên hàng không phát cho mỗi hành khách một thanh kẹo cao su và nói rằng nhai để tránh ù tai khi máy bay hạ cánh