Tại sao nhấn phanh thì ô tô dừng lại?

"Tăng tốc nhấn ga, giảm tốc nhấn phanh". Đó là phương thức cơ bản nhất khi lái xe. Trong cuộc sống, con người không tách khỏi phương tiện vận chuyển nhanh và thuận tiện như ô tô. Nhưng tại sao mỗi khi nhấn bàn đạp phanh mà ta thường gọi là "phanh xe" thì ô tô lại dừng lại?

Chúng ta biết rằng, lực tác dụng là nguyên nhân làm thay đổi trạng thái chuyển động của vật thể. Đối với ô tô, ngoại giới mà nó tiếp xúc chỉ có mặt đất, vì vậy lực tác dụng này chỉ có thể là lực tác dụng của mặt đất. Vậy thì, bàn đạp phanh ô tô và mặt đất có quan hệ với nhau như thế nào? Cơ cấu truyền động phanh của ô tô chủ yếu là do đạp phanh, cần kéo, bánh cam, v.v. hợp thành tác dụng hãm do chi tiết quay như trống phanh và các chi tiết cố định như guốc phanh, chốt đỡ và lò xo hồi vị v.v. hợp thành, bàn đạp do người lái điều khiển.

Hệ thống phanh không làm việc thì giữa mặt trục tròn bên trong của trống phanh và má phanh có một khe hở nhất định, làm cho trống phanh có thể chuyển động tự do theo bánh xe. Khi giảm tốc độ xe, người lái nhấn bàn đạp phanh, thông qua cần đẩy cánh tay đòn khiến cho bánh lái cam quay đi một góc, do đó thắng được lực của lò xo hồi vị, đẩy guốc phanh quay quanh chốt đỡ, đầu trên guốc phanh tách ra hai bên. Như vậy, guốc không quay, sản sinh ra một mômen ma sát bên trên trống quay, chiều của nó ngược với chiều quay của bánh xe. Sau khi mômen này truyền lực bánh sau, do tác dụng bám của bánh xe với mặt đường, nên bánh xe sản sinh ra một lực tác dụng tiếp tuyến hướng về phía trước, đồng thời theo nguyên lý lực tác dụng và phản lực, mặt đường cũng tác dụng trở lại một phần lực có độ lớn bằng nhau, có nhiều trái ngược lại với bánh xe, đó là lực hãm cản trở ô tô tiến lên.

Do đó khi người lái xe nhấn bàn đạp phanh, qua một loạt quá trình tác dụng của hệ thống hãm, có thể làm dừng lại một cách ổn định trong thời gian rất ngắn.

Tia hồng ngoại là gì?

Chúng ta không thể nhìn thấy tia hồng ngoại bằng mắt thường và không phải tia hồng ngoại lúc nào cũng tồn tại xung quanh ta. Vậy rốt cuộc tia hồng ngoại là gì?

Làm thế nào để đo trọng lượng của các ngôi sao?

Việc tính toán khối lượng các ngôi sao là dựa vào khối lượng của Trái đất. Thế việc tính toán khối lượng của Trái đất được tíên hành như thế nào? Hiện...

Tại sao mầm cây lại phát triển cong về hướng Mặt Trời?

Năm 1880, nhà sinh vật học Đácuyn (Darwin) đã quan sát thấy một hiện tượng kì lạ: nếu mầm cây lúa, cây mạch có ánh sáng chiếu vào thì sẽ cong về hướng...

Tại sao con người có giọng thanh, giọng trầm?

Chúng ta vẫn thường nghe tiếng nói để phân biệt các đặc trưng như giới tính, tuổi tác của những người mà chúng ta không nhìn thấy mặt. Tại sao chúng ta có thể làm được điều này?

Kì lân là động vật gì?

Trên một số tranh bình phong dân gian hoặc điêu khắc, đôi khi bạn có thể nhìn thấy một loài thú rất hiếm lạ kì quái: hình dáng giống hươu, toàn thân được phủ vảy giáp, miệng màu đỏ, hàm dưới có râu dài, thân rực sáng như lửa...

Vì sao xử lí không thích đáng loại rác thải nguy hiểm dễ gây nên tai họa?

Rác thải nguy hiểm tức là chỉ các vật phế thải có tính độc dễ bốc cháy, dễ hoen gỉ và có tính truyền nhiễm, hoặc có tính phóng xạ, trong các chất hóa...

Vì sao khi đo góc và đo thời gian lại dùng đơn vị đo theo hệ cơ số 60?

Đơn vị đo thời gian là giờ, đơn vị đo góc là độ, nhìn bề ngoài chúng không hề có mối liên quan gì với nhau. Thế tại sao chúng lại được chia thành các...

Bốn phát hiện lớn của thiên văn học trong những năm 60 của thế kỷ XX là gì?

Những năm 60 của thế kỷ XX, cùng với sự nâng cao tính năng của kính viễn vọng vô tuyến loại lớn, trong môn khoa học hấp dẫn con người nhất là môn...

Tại sao những cây ăn quả thấp lại có sản lượng cao?

Một số vườn quả già, cây ăn quả cao to, tán rộng, dưới tán cây rất râm mát. Nhưng bạn khó mà nhìn thấy trên cành cây ở dưới tán cây có quả.