Tìm các hành tinh trên bầu trời đêm như thế nào?

Trong đại gia đình hệ Mặt Trời, ngoài Mặt Trời ra, các hành tinh là những thành viên quan trọng nhất cấu tạo nên. Khoảng cách của chín hành tinh lớn đối với Mặt Trời sắp xếp theo thứ tự từ gần đến xa lần lượt là: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh và Diêm Vương Tinh.

Bởi vì các hành tinh quay quanh Mặt Trời nên vị trí tương đối của chúng trên bầu trời trong một thời gian ngắn có sự biến đổi rõ rệt. Từ mặt đất xem lên, giống như chúng "đi lang thang" trên bầu trời, do đó mà có tên gọi là "hành tinh". Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh và Diêm Vương Tinh cách Trái Đất rất xa, nếu không dùng kính thiên văn thì không thể thấy được. Bình thường về ban đêm chỉ thấy được năm ngôi sao tương đối gần bằng mắt thường.

Vậy làm sao để tìm ra các hành tinh trong bầu trời đầy sao?

Trước hết nhờ mấy hành tinh này tương đối sáng. Hằng tinh sáng nhất trên bầu trời là sao Thiên la, nhưng Kim Tinh, Mộc tinh và Hoả Tinh khi sáng nhất còn sáng hơn cả sao Thiên La. Thổ tinh tuy mờ hơn một chút nhưng vẫn được xếp trước mười mấy ngôi sao sáng trên bầu trời ban đêm. Ngoài ra Hoả Tinh là hành tinh có màu đỏ, Kim Tinh và Mộc tinh màu hơi vàng. Những đặc trưng này có thể giúp ta tìm kiếm các hành tinh.

Dùng mắt thường để quan sát thì hành tinh và hằng tinh còn có một sự khác biệt quan trọng. Hằng tinh nhấp nháy còn hành tinh không nhấp nháy. Hằng tinh cách Trái Đất rất xa, từ mặt đất nhìn lên chúng chỉ là những điểm sáng rất nhỏ, ánh sáng của sao sau khi vào tầng khí quyển, vì bị khí quyển gây nhiễu cho nên ta thấy ánh sáng ngôi sao lúc tỏ lúc mờ, nhấp nháy bất định. Còn hành tinh cách ta tương đối gần, ánh sáng của nó dựa vào phản xạ ánh sáng Mặt Trời mà hình thành một mặt tròn sáng, khí ánh sáng xuyên qua tầng không khí cũng bị nhiễu loạn, mỗi điểm sáng cũng phát ra nhấp nháy, nhưng vì mặt sáng tròn do nhiều điểm sáng hợp lại, nên tuy độ sáng biển đổi lúc sáng lúc mờ, nhưng bù đắp lẫn nhau, do đó ta nhìn thấy ngôi sao tương đối ổn định, không có cảm giác nhấp nháy.

Ngoài ra vì hành tinh quay quanh Mặt Trời, nên vị trí tương đối của chúng giữa các chòm sao mỗi ngày đều dịch chuyển, đường dịch chuyển của các hành tinh phần nhiều gần đường hoàng đạo. Thông thường trên bản đồ sao đều vẽ ra dải hoàng đạo, chỉ cần quen các chòm sao gần dải hoàng đạo sẽ rất dễ tìm thấy vị trí dải hoàng đạo trên bầu trời. Còn vị trí hàng ngày của các hành tinh có thể tra trong lịch thiên văn để tìm được toạ độ chính xác của chúng.

Thế nào là ô tô bay?

Ô tô có thể bay được sao? Đúng! Nó là loại xe con vừa có thể chạy trên đường, lại vừa có thể "bay lượn" trên không đấy.

Thế nào là sóng vô tuyến vũ trụ?

Nói đến phát sóng vô tuyến người ta vẫn có cảm giác đó là một danh từ khoa học bí ảo, sâu xa và trừu tượng. Thực ra nó chính là sóng vô tuyến trong...

Vì sao ngọn lửa luôn hướng lên trên?

hời xưa do chưa hiểu được các nguyên lý khoa học, người ta thường gắn nó với ma quỷ và thần thánh.

Vì sao vùng á nhiệt đới những khu vực cao áp khống chế, không khí tương đối ấm?

Trung Quốc nằm ở vùng khí hậu Đông Nam châu Á, đại bộ phận thuộc về vùng nhiệt đới và ôn đới. Giữa nhiệt đới và ôn đới, trừ vùng lục địa ra, hầu như...

Thi thể trong khoảng không phân rã như thế nào?

Nếu xảy ra sự cố chết người, trước tiên xác của nhà du hành sẽ bị đóng băng vì cơ thể con người vốn chủ yếu là nước. Nhưng cái xác đó sẽ không tồn tại...

Tại sao con cúi dúi còn có thể sinh tồn được đến ngày nay?

Con cúi dúi vừa không có răng sắc như đoản kiếm, không có móng sắc nhọn, lại không có sừng cứng nhọn để làm vũ khí tự vệ, nhưng lại có thể được coi là "hoá thạch sống" tồn tại đến ngày nay.

Ngày trên Trái đất được tính như thế nào?

Qua 12 giờ đêm, Bắc Kinh lại bắt đầu một ngày mới. Nhưng những vùng ở phía tây Bắc Kinh, như London nước Anh lại là 4 giờ chiều của ngày hôm trước;...

Thế nào là bài toán "Nữ sinh Cachơman"?

Năm 1850, Cachơman người Anh đã đưa ra một bài toán khá lí thú: Một bà xơ dẫn 15 nữ sinh hàng ngày xếp hàng dạo chơi.

Vì sao coi không gian vũ trụ là môi trường thứ tư của con người?

Lục địa, hải dương, tầng khí quyển là ba môi trường tồn tại của con người và tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất. Những chỗ này hầu như chỗ nào cũng tồn...