Có phải 9 hành tinh lớn sắp xếp thành chữ thập sẽ gây ra tai hoạ không?

Như ta đã biết, 9 hành tinh lớn của hệ Mặt Trời mỗi hành tinh có quỹ đạo riêng và quay quanh Mặt Trời với chu kỳ khác nhau. Có lúc Mặt Trời và 9 hành tinh xuất hiện sự sắp xếp rất thú vị. Ví dụ năm 1982, cả 9 hành tinh chuyển động đến hình quạt ở một phía của Mặt Trời, từ Mặt Trời nhìn lên thì 9 hành tinh giống như một chuỗi ngọc, rất hiếm thấy. Ngày 18 tháng 8 năm 1999, 9 hành tinh lấy Trái Đất làm trung tâm xếp thành hình chữ thập. Đó là những hiện tượng tự nhiên trong quá trình chuyển động của các thiên thể, hoàn toàn phù hợp với ba định luật chuyển động của các hành tinh và định luật vạn vật hấp dẫn của Niutơn đã được tổng kết.

Nhưng có người lại lợi dụng hiện tượng này để tuyên truyền xuyên tạc. Họ nguỵ biện nói "loài người gặp tai hoạ lớn". Những lời dự đoán này lấy căn cứ khoa học là khi 9 hành tinh sắp xếp thành một chuỗi hay hình chữ thập thì từ trường của chúng và lực vạn vật hấp dẫn trùng nhau, dẫn đến Trái Đất bị cơn hồng thuỷ, hoặc động đất, hoặc núi lửa phát sinh liên tục, thậm chí có thể đột nhiên phanh đứng Trái Đất lại, không thể tự quay và vỡ nát.

Những nhà khoa học nghiêm túc đã bác bỏ luận điệu này. Bởi vì 8 hành tinh lớn khác cách Trái Đất rất xa, cho dù chúng sắp xếp thành một đường thẳng thì tổng lực gây nên thủy triều của chúng đối với Trái Đất vẫn chưa bằng một phần mười vạn lực hấp dẫn của Mặt Trăng gây nên. Cho dù thủy triều của Trái Đất tăng lên đến lớn nhất thì cũng chỉ có thể là 0,006 mm. Nếu những hành tinh này không sắp xếp thành một đường thẳng mà là hình chữ thập thì lực hấp dẫn của chúng đối với Trái Đất sẽ triệt tiêu lẫn nhau một phần, thậm chí triệt tiêu toàn bộ, nên ảnh hưởng của nó càng không đáng kể. Còn ảnh hưởng của từ trường cũng rất nhỏ.

Sự thật là vũ khí hiệu quả nhất để bóc trần các luận điệu đó. 9 hành tinh xếp thành 1 chuỗi hay xếp thành hình chữ thập đều đã từng phát sinh, nhưng Trái Đất vẫn chuyển động theo quỹ đạo như cũ, một mặt vừa quay quanh Mặt Trời, một mặt vừa tự quay, tất cả mọi vật trên Trái Đất đều không xẩy ra tình hình gì nghiêm trọng.

Các nhà khoa học chỉ rõ, ảnh hưởng của các thiên thể trong vũ trụ đối với Trái Đất là một quá trình lâu dài. Ví dụ Mặt Trời trong tương lai sẽ giãn nở thành một thiên thể đỏ khổng lồ, lúc đó Trái Đất có khả năng bị nuốt chửng, nhưng đó là việc tối thiểu của 5 tỉ năm sau. Lấy ví dụ tốc độ góc tự quay của Trái Đất đang chậm dần, chu kỳ tự quay lúc Trái Đất mới hình thành là hơn 3 giờ, qua mấy tỉ năm sau hiện nay chu kỳ tự quay của nó là 23 giờ, 56 phút, trong tương lai sẽ chậm dần, ước khoảng qua 100 năm nữa một ngày sẽ dài thêm 0,001 giây, đến lúc một ngày sẽ bằng 1030 giờ (tương đương với 43 ngày hiện nay). Điều đó cũng không có gì phải kinh ngạc và lo lắng, bởi vì đến lúc 1 ngày tăng đến hơn 1000 giờ thì còn phải trải qua hơn 200 tỉ năm nữa. Lúc đó Mặt Trời đã không tồn tại từ lâu.

Từ xưa đến nay luôn có người ác ý dự đoán các tai nạn sẽ xuất hiện và khoác lên cái áo màu sắc khoa học. Nhưng chỉ cần chúng ta nắm vững tri thức khoa học thì có thể vạch trần bộ mặt của họ, không cần thiết phải lo lắng những việc hàng tỉ năm sau mới xảy ra.

Vì sao trong vũ trụ lại phát sinh hiện tượng siêu trọng?

Hoạt động trong vũ trụ, hiện tượng siêu trọng chủ yếu phát sinh trong quá trình con tàu phóng lên và quay trở về. Để đưa con tàu vào vũ trụ, hiện nay...

Vì sao phải thi công những công trình dẫn nước vượt qua khu vực?

Sự phân bố nguồn nước trong không gian và sự phân bố đó không hài hòa với tốc độ phát triển kinh tế xã hội là điều xảy ra phổ biến trên thế giới. Ở...

Vì sao cần thêm lysin vào bánh mì?

Có một số khu vực, ở các trường tiểu học, người ta thêm lysin vào bánh mì cho bữa ăn trưa của học sinh. Sau một năm, so với các học sinh không ăn bánh...

Vì sao qua cầu hay qua hầm chỉ cần đặt trạm thu phí một chiều?

Sông Hoàng Phố chảy qua thành phố Thượng Hải, chia Thượng hải thành hai phần là Phố Đông và Phố Tây. Vào đầu những năm 90, Trung ương quyết định phát...

Khủng long có thể sống lại hay không?

Các nhà khoa học cho rằng, điều này không phải là không có thể, mà hi vọng lại là xuất phát từ hổ phách quý giá.

Vì sao lại có mưa axit?

Nước mưa nói chung là trung tính, nhưng cũng có loại nước mưa thể hiện tính axit. Khi nước mưa vương vào mắt khiến ta cảm thấy đau nhức, rơi lên vai...

Vì sao các nhà du hành hay mất ngủ?

Mất ngủ và ngủ không sâu là “chuyện thường ngày” của các nhà du hành, nhất là khi họ ở trên vũ trụ dài hạn trong điều kiện không trọn lượng. Việc...

Vì sao xi măng lại làm cho bê tông cứng bền?

Xi măng là loại vật liệu xây dựng được dùng phổ biến. Khi trộn xi măng với nước, đá, cát ta sẽ được bê tông rất rắn chắc.

Vì sao điện thoại công cộng dễ truyên nhiễm bệnh?

Trong cuộc sống hiện đại, điện thoại đã trở thành công cụ giao dịch thông tin rất phổ cập. Điện thoại có ở gia đình, văn phòng cơ quan, ngoài đường...