Bộ nhớ chỉ đọc là gì?

Trong bộ nhớ lưu trữ bên trong của máy tính, ngoại trừ bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên RAM có dung lượng lớn ra, còn có bộ nhớ chỉ đọc dung lượng thấp ROM. ROM khi vận hành bình thường chỉ có thể đọc được số liệu mà không viết số liệu vào được. Khi nguồn điện ngắt, số liệu lưu trữ trong ROM không mất đi. ROM trong máy tính được nhà sản xuất máy tính ghi sẵn một loạt chương trình và số liệu. Những chương trình này sẽ giúp ích về cơ bản cho việc thao tác máy tính.

Chương trình của ROM đại thể có thể chia thành ba phần: (1) Khi máy tính đã có nguồn điện, cho máy được kiểm tra trạng thái sơ thủy. Máy sẽ tự động kiểm tra trạng thái của bộ nhớ chính, bàn phím và card màn hình có tốt không, đồng thời tiến hành công tác sơ thủy cho thiết bị tiêu chuẩn vốn có của máy. (2) Tiến hành khởi động và sơ thủy hóa với thiết bị mới, và tiến hành mở rộng việc trợ giúp theo chương trình của ROM trong thiết bị mới, gia tăng chức năng của chương trình vốn đã viết vào trong ROM. (3) Đọc các chỉ dẫn, tìm hệ điều hành như hệ điều hành DOS, WINDOWS. Do chương trình và số liệu trong ROM có thể lưu giữ được lâu, không bị ảnh hưởng của việc ngắt điện nên khi bật công tắc nguồn điện thì chương trình của ROM có thể vận hành liên tục, khiến máy tính có thể tự động hoàn thành một loạt công tác chuẩn bị giúp cho người sử dụng.

Bộ nhớ chỉ đọc ngoài việc khởi động hệ thống trong máy tính còn thường được dùng trong thiết bị card âm nhạc, bảng hàm số, kho chữ Hán và việc sản xuất kí hiệu con chữ. Nó là bộ phận quan trọng của hệ thống máy tính hiện đại.

ROM được tạo thành bởi mạch tích hợp silic cỡ lớn, nói chung có thể chia ra làm hai loại: (1) chip bộ nhớ chỉ đọc có thể ghi dữ liệu và (2) chip bộ nhớ chỉ đọc có thể xóa và ghi dữ liệu. Chip bộ nhớ chỉ đọc có thể ghi dữ liệu thì chỉ có thể ghi số liệu vào một lần. Số liệu ghi vào rồi ta không thể xóa được, chỉ có thể đọc (tìm kiếm). Nhưng chip bộ nhớ chỉ đọc có thể xóa và ghi dữ liệu thì nội dung trong chip có thể viết lại hoặc xóa bỏ. Bộ nhớ có thể xóa và ghi dữ liệu có những cách thức xóa bỏ và viết lại khác nhau: có cái thì dùng cách chiếu tia tử ngoại để xóa, có thể lấy chip ra khỏi mạng vi mạch, cho tia tử ngoại chiếu lên cửa sổ của chip, khiến cho dữ liệu trong chip bị biến mất. Thường thì cửa sổ của chip có dán một miếng giấy để phòng tia tử ngoại phá mất dữ liệu của chip. Có cái thì dùng tín hiệu điện để viết lại hoặc xóa đi, chẳng hạn chip bộ nhớ chỉ đọc có thể xóa và ghi dữ liệu bằng điện ta có thể xóa bỏ hoặc viết lại bằng điện, còn tiện lợi hơn là dùng tia tử ngoại.

Vì sao tuổi càng cao càng sợ lạnh?

Cuối mùa thu, khi thanh niên còn mặc áo sơ mi thì người già đã phải mặc áo len. Đến mùa đông, người già càng sợ lạnh; tuổi càng cao càng sợ lạnh.

Tại sao có một số cây nở hoa rồi mới ra lá?

Những cây ta thường gặp thông thường là lá phát triển rồi hoa mới nở nhưng cây mai vàng và cây ngọc lan thì tại sao ra hoa trước rồi mới mọc lá? Đó là...

Vì sao một số cây nhiệt đới có rễ khí sinh?

Trên nhiều loại cây ở vùng Đông Nam Á, ta thấy rủ xuống những chiếc rễ lớn dạng tấm. Đôi khi là những sợi rễ dài, buông lòng thòng như dây thừng trong...

Tổng diện tích Trái Đất được tính bằng cách nào?

Trái Đất là một quả cầu tròn. Ngày nay ngay một em học sinh tiểu học cũng biết được điều đó.

Vì sao tuyệt đối không được thử thuốc gây nghiện?

Nói đến thuốc phiện, hầu như mỗi người đều biết nó rất nguy hại cho cơ thể, một khi đã nghiện hút thì rất khó bỏ.

Vì sao tuyết rơi cũng có lúc có sấm?

Có một tối đầu xuân, khu vực Trung, hạ lưu Trường Giang, Trung Quốc gió thổi ngược ù ù. Tuyết rơi mùa xuân rất ít gặp.

Vì sao nói khả năng tự làm sạch của nước là có hạn?

Sau khi chất ô nhiễm xâm nhập vào nước, thông qua hàng loạt tác dụng về vật lí, hoá học, sinh vật nồng độ ô nhiễm sẽ dần dần giảm xuống. Sau một thời...

Vì sao nói Trung Quốc là quốc gia thiếu nước?

Ngày nay trên thế giới có hơn 100 quốc gia thiếu nước, trong đó bao gồm cả Trung Quốc. Tổng lượng nguồn nước Trung Quốc không ít, xếp thứ 6 trên thế...

Vì sao trên đường ray xe lửa cứ cách một đoạn lại phải để một khoảng trống nhỏ?

Những người hay đi xe lửa đều biết rằng, cứ một khoảng thời gian ngắn lại nghe thấy âm thanh "lịch kịch" trên suốt chuyến đi. Khi quan sát kỹ trên đường ray, bạn sẽ phát hiện ra rằng cứ cách 10 m, ở giữa hai thanh ray lại có một khoảng cách nhỏ.