Tinh vân là gì?

Từ rất sớm con người đã dùng kính viễn vọng phát hiện ra những thiên thể phát sáng giống như mây mù, gọi là tinh vân.

Tinh vân có thể chia làm hai loại lớn. Một loại là tinh vân ngoại hà, một loại là tinh vân nội hà. Tuy đều gọi là tinh vân nhưng bản chất của chúng hoàn toàn khác nhau. Tinh vân ngoại hà là những tinh vân nằm bên ngoài hệ Ngân hà, chính xác hơn nên gọi là hệ sao ngoại hà. Nhìn chúng là những đốm nhỏ, trên thực tế giống như hệ ngân hà của chúng ta, chúng gồm hàng tỉ, hàng chục tỉ, thậm chí hàng trăm tỉ ngôi sao tổ chức thành một hệ thống hằng tinh khổng lồ. Chúng cách ta vô cùng xa. Ngày nay tổng số tinh vân ngoại hà đã quan sát được có trên 1 tỉ, có thể dùng mắt thường nhìn thấy được thì chỉ có tinh vân Magellan to và nhỏ và tinh vân chòm Tiên nữ. Tinh vân chòm Tiên nữ cách ta khoảng 220 vạn năm ánh sáng. Nếu ta ở trên một hành tinh của một hằng tinh nào đó của chòm sao này dùng kính viễn vọng nhìn lên hệ ngân hà thì hệ Ngân hà cũng trở thành những điểm sáng nho nhỏ mà thôi.

Tinh vân với ý nghĩa chân chính nên là tinh vân nằm trong hệ Ngân hà. Chúng gồm những chất khí và bụi có mật độ vô cùng loãng cấu tạo nên tinh vân nội hà. Chúng lại có thể phân thành những đám mây tản mạn và tinh vân dạng hành tinh.

Hình dạng tinh vân tản mạn không quy tắc, nói chung không có biên giới rõ rệt. Thể tích của nó tuy rất lớn nhưng mật độ lại cực nhỏ. Nếu gần nó có một hằng tinh rất sáng hoặc nhiệt độ rất cao thì có thể chiếu sáng hoặc kích phát đám tinh vân làm cho nó phát ra ánh sáng. Có người cho rằng tinh vân chính là "dạng nguyên thuỷ" của các hằng tinh. Trong đám tinh vân của chòm sao Lạp hộ nổi tiếng, người ta đã phát hiện được không ít các hằng tinh đang hình thành hoặc vừa hình thành có những hằng tinh mới ra đời hơn 1000 năm.

Tinh vân dạng hành tinh là một loại thiên thể rất thú vị, ở giữa là một hằng tinh có nhiệt độ cao đến hàng vạn oC, chung quanh là một vành tròn phát sáng. Đó có thể là từ nhiều năm trước trong một lần hằng tinh bùng nổ đã phóng ra một lớp vỏ bằng khí. Tinh vân dạng hành tinh nhỏ hơn rất nhiều so với tinh vân tản mạn.

Quan sát và nghiên cứu tinh vân trong Ngân hà sẽ giúp ta tìm hiểu nguồn gốc và tình hình diễn biến của các hằng tinh, do đó công tác này rất được các nhà khoa học coi trọng.

Vì sao về mùa hè, trên mặt hồ ao thường nổi lên nhiều bóng khí?

Vào mùa hè, khi bạn bơi thuyền dạo trên mặt hồ, bạn có thể nhận thấy có nhiều bóng khí nhỏ nổi lên mặt hồ. Đó có phải là do cá đớp không khí gây ra...

Vì sao ta không nhìn thấy một số chòm sao trên bầu trời Nam?

Ngôi sao "1987 A" nổi tiếng là sao siêu mới sáng nhất trong mấy trăm năm gần đây, dùng mắt thường cũng có thể nhìn thấy. Nhưng đáng tiếc là đại bộ...

Tại sao cần phát triển xe máy điện?

Xe gắn máy chạy xăng gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn hết sức nghiêm trọng đối với môi trường đô thị, đã thành một sự thực không còn phải...

Tại sao tàu ngầm lặn xuống dưới nước thì không còn sợ sóng gió nữa?

Biển luôn có sóng gió, rất ít khi bình lặng, "không có gió thì không thành sóng", sóng là do gió tạo nên. Gió thổi vào mặt nước, khiến cho các chất...

Tại sao khỉ trên núi Nga Mi xin "phí mãi lộ" của người đi đường?

Núi Nga Mi là một trong tứ đại Phật sơn của Trung Quốc, nơi đó có rất nhiều khỉ trú ngụ, người nơi đó thường gọi chúng là "khỉ Nga Mi".

Tại sao cây dừa thường sống ở ven biển nhiệt đới và xung quanh các hòn đảo?

Ở các đảo vùng biển nhiệt đới, thường thấy có những cây dừa thẳng tắp đứng hiên ngang, cây cao tới hơn 20 m, lá xanh rì còn to hơn cả chiếc ô, trên...

Vì sao phương pháp thay thế dần ngày càng tỏ ra quan trọng?

Thế nào là phương pháp thay thế dần? Trước hết ta giải phương trình x2= 2. Thế chẳng phải nghiệm của phương trình là √2 sao? Không sai.

Vì sao người cận thị cũng có thể làm nhà du hành vũ trụ?

Muốn trả lời vấn đề này trước hết phải giới thiệu các nhà du hành vũ trụ gồm những ai.

Răng có phải là một "mẫu xương" đặc không?

Bộ phận cứng nhất trong cơ thể là răng. Mới nhìn qua, răng giống như một mẩu xương đặc, nhưng thực ra kết cấu của nó không đơn giản như thế.