Tại sao con trùng mai táng muốn chôn động vật nhỏ?

Một con chim non đã chết nằm ở bên đường, nhưng qua một ngày thì con chim chết này đột nhiên biến mất. Ai đã đưa nó đi vậy? Đó là con trùng mai táng đã chôn cất nó đấy. Nếu bạn không tin thì thử xem xem. Trùng mai táng là một loại côn trùng cánh cứng màu đen (thường có bớt đỏ). Chúng ngửi thấy mùi con chim chết liền bò lên hoặc bay đến từ bốn phương tám hướng, bao vây lấy con chim chết, đồng thời đào ngay đất lên, đất càng đào càng xốp thì chim chết cũng càng lún càng sâu, cuối cùng chôn con chim chết xuống đất.

Nhà côn trùng học người Pháp Jean Henri Fabre đã từng quan sát nhiều lần, ông dùng một loạt phương pháp ngăn cản trùng mai táng thực hiện công việc, nhưng chúng đã gạt bỏ được mọi chướng ngại, và chôn được một con chuột đồng chết. Ông Fabre trước tiên trói con chuột đồng chết ở trên một chiếc gậy để ngang. Chiếc gậy được mắc lên trên hai chạc cây nhỏ, tuy con chuột đồng chết kề sát đất, nhưng không rơi xuống. Sau khi con trùng mai táng tìm được con chuột đồng chết, trước tiên đào hố xung quanh con chuột chết, sau đó một con trùng mai táng trèo lên trên thân chuột, khi phát hiện ra sợi dây thừng bèn dùng miệng cắn đứt nút dây, một đầu dây trói con chuột chết rơi xuống hố, còn đầu dây kia lại treo trên gậy, con trùng mai táng lại đi tìm, tìm mãi, cuối cùng đã tìm được và cắn đứt nút dây thừng kia, như vậy mới chôn được con chuột đồng.

Tại sao con trùng mai táng phải tìm mọi cách như vậy để chôn những động vật chết như chim, chuột...? Đây là một phương thức để loài côn trùng mai táng sinh đẻ con cái: chúng đẻ trứng trên thi thể của động vật chôn xuống, không bao lâu sau ấu trùng nhỏ nở ra thì có thể vô tư ăn những thức ăn mà bố mẹ chúng đã sớm chuẩn bị cho chúng, và trưởng thành lên một cách nhanh chóng.

Tại sao truyền thông không thể thiếu được multimedia?

Multimedia trong lĩnh vực truyền thông là một loại medium (phương tiện truyền thông) truyền thông khác với medium đơn nhất truyền thống. Nó được tạo...

Sao siêu mới bùng nổ có ảnh hưởng đến Trái Đất không?

Ngày 24 tháng 2 năm 1987, một số nhà khoa học ở Đại học Toronto, Canađa lần đầu tiên phát hiện trong tinh vân Magellan lớn ở tận cùng bầu trời phía...

Vì sao dùng ống hút có thể hút được nước giải khát?

Khi bạn dùng ống hút để uống nước giải khát, bạn có thoáng đặt câu hỏi: vì sao miệng vừa hút một cái thì nước liền theo ống hút chạy vào mồm chúng ta ngay? Điều đó chủ yếu là nhờ vào sự giúp sức của áp suất khí quyển...

Tại sao nói "Cây to rễ sâu"?

Đối với loài thực vật, rễ cây có sâu thì lá mới dày, lá dày thì hoa mới nở rộ. Rễ của loài thực vật Kiều mộc có thể cắm sâu dưới lòng đất từ 1 2 m;...

Vì sao vào cuối thế kỉ 19, toán học Trung quốc lại lạc hậu hơn Nhật Bản?

Sự giao lưu văn hóa giữa hai nước Trung Nhật có nguồn gốc từ dài lâu. Toán học ở Nhật Bản được gọi là wasan, trước đây toàn học từ các điển tịch toán...

Vì sao phải bảo vệ chim, bảo vệ cóc nhái?

Cóc nhái là loài bắt sâu rất mạnh, là người bạn hỗ trợ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp. Các chuyên gia sau khi phân tích thức ăn của các loài cóc cho...

Vì sao lại xuất hiện hiện tượng "Quốc gia con gái"?

Trong Tây Du Ký có câu chuyện “quốc gia con gái”, song đó chỉ là thần thoại. Nhưng trên thế giới quả thật có những vùng “nữ nhiều, nam rất ít”.

Các kiến trúc cao tầng chống gió như thế nào?

Tục ngữ có câu "cây to gió lớn". Kiến trúc cao tầng giống như một cây cực kỳ cao to, ảnh hưởng của gió đối với nó là rất lớn, đối với kiến trúc cao 50...

Dưới chân Trung Quốc, phía bên kia Trái Đất sẽ là nước nào?

Có người hỏi: phía dưới chân người Trung Quốc đứng, nếu đào sâu xuyên qua bên kia Trái Đất thì đó sẽ là đâu? Có thể bạn không cần suy nghĩ mà trả lời...