Vì sao Liên hợp quốc thành lập Cục quy hoạch môi trường?

Cục quy hoạch môi trường của Liên hợp quốc là cơ quan quy hoạch môi trường có tính toàn thế giới trực thuộc Liên hợp quốc. Thập kỉ 50 – 60 là thời kì ô nhiễm môi trường và phá hoại sinh thái ngày càng nghiêm trọng. Rất nhiều vấn đề môi trường như mưa axit, ô nhiễm biển v.v... ngày càng có tính toàn cầu hóa, quốc tế hóa. Vì vậy căn cứ vào đề nghị tại Hội nghị môi trường toàn cầu do Liên hợp quốc triệu tập tháng 6/1972, cũng như Quyết nghị của Đại hội đồng Liên hợp quốc tháng 10 năm đó, tháng 1 năm 1973, Liên hợp quốc đã thành lập Cục quy hoạch môi trường.

Chức năng chủ yếu của Cục quy hoạch môi trường là: chấp hành các quyết định của ủy ban quy hoạch môi trường, căn cứ sự chỉ đạo chính sách của ủy ban để đưa ra những quy hoạch chung và dài hạn về các hoạt động môi trường của Liên hợp quốc; xây dựng, thực thi và điều chỉnh kế hoạch hoạt động của các dự án môi trường; trình ủy ban những sự việc cần thẩm định và các báo cáo liên quan đến môi trường; quản lí quỹ môi trường; căn cứ quy hoạch môi trường để tư vấn và góp ý cho các cơ quan trực thuộc Chính phủ các nước thành viên Liên hợp quốc; thông qua hệ thống thông tin của Liên hợp quốc thông báo với nhân dân thế giới về hiện trạng và xu thế phát triển của môi trường.

Hoạt động chủ yếu của Cục quy hoạch môi trường là: thực thi việc đánh giá môi trường, bao gồm đo đạc môi trường, điều tra tư liệu và tổ chức đăng kí các sản phẩm hóa học độc hại, đưa ra những vấn đề ưu tiên cho môi trường như khu dân cư, vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên, nguồn năng lượng, biển, môi trường và phát triển, công nghiệp và phát triển, ngăn ngừa sa mạc hóa và ngăn ngừa thiên tai v.v...; tiến hành những biện pháp có tính trợ giúp và ủng hộ như thông báo thông tin, giáo dục và tập huấn; triển khai nghiên cứu, quản lí và xây dựng các luật môi trường, v.v... Ngoài ra Cục quy hoạch môi trường còn tiến hành tổ chức các Hội nghị chuyên ngành có liên quan đến môi trường, tiến hành các khảo sát, hoạt động tập huấn, biên tập và xuất bản các sách “Môi trường”, “Công nghiệp và môi trường”, “Chỉ có một Trái Đất duy nhất” và xuất bản các Tạp chí định kì, các tư liệu và báo cáo chuyên đề. Ngày nay nó đã trở thành cơ quan chuyên nghiệp về môi trường có đầy đủ thẩm quyền, là cơ quan không thể thay thế được trong việc chỉ đạo và điều chỉnh công tác bảo vệ môi trường của các nước trên thế giới.

Tổng bộ của Cục quy hoạch môi trường hiện đặt tại Nairobi – thủ đô của Kênia. Cục trưởng là Phó Tổng thư kí Liên hợp quốc.

Từ khoá: Cục quy hoạch môi trường; Liên hợp quốc.

Đảo hình thành như thế nào?

Nằm xa lắc ngoài khơi, một hòn đảo xinh đẹp với cây cối xanh rờn nhưng cô độc giữa bốn bề nước mênh mông. Cách nó hàng trăm km, một vòng tròn san hô...

Vì sao nước sông Hoàng Hà lại vàng?

Hoàng Hà nước đục, hàm lượng cát nhiều nổi tiếng thế giới. Song người ta coi Hoàng Hà là cái nôi của dân tộc Trung Hoa.

Vì sao với xăng chỉ cần châm lửa là bắt cháy, còn dầu hoả lại phải dùng bấc mới đốt cháy được?

Xăng và dầu hoả đều được chế tạo từ dầu mỏ. Chúng là "anh em ruột thịt với nhau".

Tại sao hoa trên cùng một cây bông có màu khác nhau?

Nói chung hoa cây bông thường nở vào buổi sáng, sau khi hoa nở, chúng sẽ thay đổi thành mấy loại màu sắc. Hoa vừa mới nở thì màu trắng, ít lâu sau...

Vì sao phải phát triển ngọt hóa nước biển?

Chúng ta đều biết hơn một nửa đất đai của ả rập Xêut đều bị sa mạc bao phủ. Song từ thập kỉ 80 của thế kỉ XX đến nay, nền nông nghiệp của quốc gia...

Tại sao cây lau trúc vừa không thuộc loài lau sậy vừa không thuộc loài tre trúc?

Có một loài thực vật vừa giống lau sậy lại vừa giống tre, nói nó giống lau là vì xét về ngoại hình; nói nó giống tre, vì khi thân lớn già đi cứng,...

Trên mặt trăng có thể nhảy cao hơn trên trái đất bao nhiêu?

Giả sử rằng vận động viên giỏi nhất có thể nhảy qua mức xà 2,42 mét. Con số này chưa phải là lớn lắm, nhưng chúng ta chỉ có thể tăng kỷ lục lên một...

Vì sao lỗ rò dễ gây vỡ đê?

Năm 1998 vùng Trường Giang, Nộn Giang và sông Tùng Hoa Trung Quốc gặp trận lụt to hiếm thấy, trong đó những lỗ rò ở các thân đê đặc biệt nghiêm trọng,...

Tại sao một số thực vật lại có khả năng tự bảo vệ mình?

Khi chúng ta đi dã ngoại, khảo sát, thường có một cảm giác rơi vào những chiếc bẫy gai của thực vật. Ở khu núi phía Bắc, điều phiền phức nhất là gai...