Tại sao cây cao su ba lá chỉ có thể trồng được ở phía Nam?

Trong cuộc sống của chúng ta, hầu như hàng ngày đều gặp gỡ với cao su, ví dụ ra khỏi nhà đi xe đạp, đáp ô tô buýt và cả lái máy kéo... lốp của những chiếc xe này đều được chế tạo từ cao su. Bóng rổ, bóng chuyền hoặc bóng đá trong hoạt động thể thao, ruột bóng cũng là dùng cao su tạo ra. Còn có giầy đi mưa chế tạo từ cao su và cả đồ đựng thuốc... Tất nhiên công dụng của cao su không chỉ dừng ở đó, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp điện khí, ngành công nghiệp máy móc... đều không tách rời cao su.

Cao su được lấy từ đâu? Cao su có hai nguồn: một là cao su tự nhiên, hai là cao su nhân tạo. Cao su nhân tạo đúng theo nghĩa của nó, là do con người tạo ra bằng phương pháp hóa học. Cao su tự nhiên lấy từ cây cao su, đỗ trọng, cỏ cao su... Trong sản xuất mủ cao su nhiều nhất, chất lượng tốt nhất đó phải kể đến cây cao su ba lá hay còn có cái tên “vua của cao su”.

Vị “vua của cao su” này vốn không phải nơi nào cũng sinh trưởng và lấy mủ được, chỉ cần trong một năm có mấy hôm nhiệt độ hạ xuống dưới 5oC hay dưới 0oC sẽ khiến cả loạt cây cao su con chết cóng. Đó là nguyên nhân gì?

Mọi người đều biết, đặc tính của thực vật được hình thành từ sự thích nghi dần dần với môi trường tự nhiên trong thời gian dài. Khí hậu ở hai vùng Nam Bắc có sự chênh lệch nhau, thực vật sinh trưởng ở hai vùng khí hậu khác nhau đã hình thành khả năng thích nghi nhất định: thực vật ở phía Bắc trong mùa đông giá lạnh có thể chịu được sương giá, chịu được gió rét, đông đi xuân đến, có khả năng chịu lạnh rất tốt; thực vật ở phía Nam bốn mùa đều khoác một chiếc áo xanh, gặp nhiệt độ thấp hơn 5oC là sẽ chịu không nổi, hoặc lá cành bị cong hoặc cả thân sẽ chết cóng. Năm 1904, cây cao su mới từ nước ngoài chuyển sang trồng tại Trung Quốc, nguồn gốc của nó là vùng lưu vực sông Amazon thuộc Braxin, là loại cây nhiệt đới tính chịu râm, thích nhiệt độ cao mà ổn định, lượng mưa lớn mà đều, khí hậu có gió nhẹ và đất đai màu mỡ, khả năng chịu nhiệt độ thấp rất yếu. Nhiệt độ bình quân 18oC là không thể sinh trưởng bình thường, thấp hơn 10oC thì các hoạt động sinh lí bên trong bị ảnh hưởng rõ rệt, nhiệt độ thấp hơn 5oC là thường xảy ra nhiễm lạnh, khi bị nhẹ thì một bộ phận cây sẽ khô hoặc nứt vỏ chảy nhựa, khi nghiêm trọng thì thân cây từ ngọn thân đến phần gốc toàn bộ chết khô. Nhiệt độ mùa đông vùng lưu vực sông Trường Giang và về phía Bắc sông Trường Giang của Trung Quốc thường dưới 0oC, vì vậy phía Bắc Trung Quốc không thể trồng được cây cao su ba lá. Hiện nay cây cao su ở Trung Quốc chủ yếu phân bố ở Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Phúc Kiến, Hải Nam và 6 tỉnh thuộc 22 vĩ độ Bắc về phía Nam của Đài Loan.

Tại sao lại dùng các thùng phi sắt chứ không dùng thùng nhựa đựng xăng dầu?

Câu trả lời là không thể dùng các thùng nhựa để thay thế được, vì điều này rất nguy hiểm.

Vì sao phải nghiên cứu những phân tử giữa các vì sao?

Các nhà thiên văn gọi chung các chất như khí, bụi giữa các vì sao là một vật chất giữa các vì sao. Những năm 30 của thế kỷ XX các nhà khoa học đã dùng...

Thực vật có chứa hoóc môn động vật không?

Năm nọ, lá dâu mất mùa, tằm lại đến tuần tuổi thứ năm, nếu nhịn đói sẽ không kéo kén được. Có người lượm cỏ xước đem luộc lên, lấy nước phun lên lá...

Vì sao dầu và nước không thể hoà tan?

Nhỏ mấy giọt dẩu vào nước trong, bạn sẽ thấy chúng lập tức loang ra thành một màng mỏng nổi lên mặt nước. Cho dù bạn có khuấy nước mạnh đến đâu, chúng...

Tại sao đá hoa lại có nhiều màu?

Bạn đã từng đến Bắc Kinh chưa? Khi bạn đi dạo quanh Đại lễ đường nhân dân trên quảng trường Thiên An Môn, đập vào mắt trước tiên là một dãy cột màu...

Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro?

Xăng, cồn, gỗ, than đá là những loại nhiên liệu thường thấy. Nhưng có điều kỳ lạ là khi đốt xăng, cồn thì xăng, cồn cháy hết sạch không còn lại gì.

Tại sao nhân của quả sơn trà, đào, hạnh nhân không ăn được?

Quả sơn trà, đào, hạnh nhân đều là những quả mà con người thích ăn. Nhưng rất ít người nghĩ tới, thịt quả mềm, mọng nước lại bao bọc một mầm họa có...

Tài lặn của người máy từ đâu mà có?

Biển chiếm phần lớn diện tích bề mặt Trái Đất. Trong lòng biển chứa đựng bao tài nguyên phong phú, như mỏ dầu, quặng măng gan và các kim loại nặng.

Có thật các hành tinh đều ở gần đường hoàng đạo?

Quỹ đạo của các hành tinh chỉ nghiêng một chút so với mặt phẳng quỹ đạo trái đất (hoàng đạo).