Vẫn băng là gì?

Những vật thể rắn từ trong vũ trụ xuyên qua tầng khí quyển rơi xuống đất được gọi là vẫn tinh. Vẫn tinh có thể chia làm ba loại: vẫn tinh đá, vẫn tinh sắt và vẫn tinh sắt đá. Ngoài ba loại vẫn tinh này ra còn có một loại vẫn tinh thuỷ tinh, tức vẫn băng (vẫn thạch thuỷ tinh).

Vẫn tinh trong quá trình rơi xuống đất, nhiệt độ bề mặt thường nóng trên 3 - 4 nghìn độ. Với nhiệt độ cao như thế, nhiều chất hoá thành khí, do đó con người ít nghĩ đến có thể có vẫn băng rơi xuống mặt đất. Những ghi chép về vẫn băng rất ít thấy. Trong các tư liệu cổ của Trung Quốc từng có một đoạn văn như sau: "Mùa thu năm Đồng Trị nguyên niên (1862) buổi trưa có một ngôi sao lớn rơi xuống ruộng ông Lôi làng Tây huyện Linh Lăng. Khối cầu to như cái phễu và tròn, ít lâu sau nó tan thành nước". Ngôi sao này là vẫn băng từ ngoài bầu trời bay đến, hay là một khối băng to? Những ghi chép hồi đó không đủ làm căn cứ để giám định khoa học. Ngày 11 tháng 4 năm 1983 ở Cửa Đông thành phố Vô Tích cũng rơi một khối băng, sau đó bốc lên một đám sương mù. Có người khách qua đường nhặt được một mảnh vỡ bỏ vào phích để giữ lại. Về sau qua sự nỗ lực của các nhà thiên văn Trung Quốc, từ ảnh mây chụp bằng vệ tinh nhân tạo hôm đó người ta đã tìm thấy dấu vết quỹ đạo của nó từ trong không gian vũ trụ rơi vào tầng khí quyển, nhờ đó chứng minh được nó là một khối vẫn băng hiếm gặp.

Ở nước ngoài cũng rất ít tư liệu ghi chép về vẫn băng. Ngày 30 tháng 8 năm 1955 một khối vẫn băng rơi ở ngoại thành Castơn của Wayskansi, khối lượng khoảng 3 kg. Ngày 27 tháng 8 năm 1963 một khối vẫn băng cũng rơi trong vườn táo của một nông trang ở ngoại ô Matxcơva, khối lượng khoảng 5 kg.

Các nhà khoa học dự đoán vẫn băng rất có thể là từ sao chổi tách ra. Khi một mảnh sao chổi rơi vào tầng khí quyển có thể bốc cháy không hết, phần còn lại rơi xuống mặt đất. Nhưng hiện nay vẫn có một số nhà khoa học phủ định giả thiết này, vì chưa đủ chứng cớ để chứng minh vẫn băng là từ vũ trụ bay đến. Họ cho rằng những vẫn băng từ trên không trung rơi xuống có thể là sản vật ở trong bầu khí quyển của Trái Đất.

Vì sao dùng toán học có thể phán đoán tác giả của tác phẩm "Hồng Lâu Mộng"?

“Hồng Lâu Mộng” là một tác phẩm văn học cổ điển nổi tiếng của Trung Quốc. Theo nhiều nhà Hồng học (chỉ các tác giả chuyên nghiên cứu tác phẩm “Hồng...

Vì sao tại nước Anh lại nổ ra cuộc chiến tranh Hoa hồng?

Vào tháng 8 năm 1453, ở Luân Đôn nước Anh, bỗng lan truyền một tin giật gân: Quốc vương Hen-ri VI bị bệnh tâm thẩn.

Kho tri thức là gì?

"Kho lương", "kho sách", "kho tàng" thì mọi người đều đã biết. Nhưng "Kho tri thức" thì bạn đã nghe nói tới chưa? "Kho tri thức" là gì vậy?

Khi cây cải dầu ra hoa thả ong ra có tác dụng gì?

Đông đi xuân đến, cây cải dầu trải qua cái khắc nghiệt của mùa đông giá lạnh, đã nở nhũng bông hoa vàng, dự báo một vụ thu hoạch sắp tới. Tuy nhiên có...

Tại sao loại xe taxi có dung tích xi lạnh nhỏ sẽ bị đào thải?

Nhiều năm lại đây, ở nhiều thành phố của Trung Quốc, loại xe Hạ Lợi do Thiên Tân sản xuất với loại hình tương đối nhỏ, giá cả phải chăng đã chiếm phần...

Tại sao ngày đầu năm gọi là "Nguyên đán"?

Hiện nay, ở Trung Quốc ngày mồng một tháng Giêng dương lịch hàng năm được gọi là ngày “Nguyên đán” (Ở Việt Nam, Nguyên đán là ngày mồng một tháng...

Vì sao GDP xanh là thước đo mới của sự phát triển?

GDP là viết tắt cụm từ tiếng Anh “Tổng giá trị sản lượng quốc nội”. Nó chỉ thành quả cuối cùng của hoạt động sản xuất trong một thời kì nhất định...

Vì sao có các loại bệnh địa phương?

Bệnh địa phương là chỉ những bệnh phát sinh ở một khu vực nhất định, có liên quan mật thiết với môi trường khu vực đó. Bệnh địa phương lưu hành trong...

Vì sao phải xây dựng các khu bảo tồn biển tự nhiên?

Biển là cái nôi của sự sống. Ngày nay ở đó còn sinh sống hơn 20 vạn loài sinh vật, Theo thống kê, giới động vật học có 32 họ loài, trong đó có 23 họ...