Tại sao đà điểu lại đặt cổ sát bằng trên mặt đất?

Cánh của đà điểu đã bị thoái hoá không có khả năng bay lượn, là một loài chim chạy giỏi nhưng không biết bay.

Ngay từ năm 1891, trên báo Tin tức của Mĩ đã đưa tin rằng, khi đà điểu gặp nguy cấp, chưa kịp chạy thoát thì sẽ đặt cổ của mình sát mặt đất, chui vào trong đống cát, coi như mình không nhìn thấy gì cả thì sẽ bình yên vô sự. Mọi người chế giễu hành vi khá buồn cười này của đà điểu, đồng thời dùng "chính sách đà điểu" để miêu tả những người ngu dốt không dám đối diện với thực tế, dối mình, dối người. Trên thực tế, mọi người đã hiểu lầm mục đích thật của đà điểu.

Đà điểu sinh sống ở trong vùng sa mạc, khí hậu ở đó rất nóng nực, ánh sáng chiếu mạnh, không khí nóng từ trên mặt đất bốc lên, giao nhau với không khí lạnh ở tầng trời thấp, do hiện tượng tán xạ (do tác động của môi trường truyền ánh sáng khúc xạ theo một hướng) mà xuất hiện lớp sương mờ chiếu sáng lấp lánh. Đà điểu khi bị hoảng sợ hoặc phát hiện ra có kẻ địch, dứt khoát đặt chiếc cổ như kính tiềm vọng sát xuống mặt đất, cuộn tròn thân lại, dùng bộ lông màu nâu xám của mình nguỵ trang thành ngôi mộ kiến, nham thạch hoặc bụi cây, thêm vào đó là sự che chắn của lớp sương mờ thì chúng rất khó bị kẻ địch phát hiện. Đà điểu khi nguy cấp thường đặt cổ của mình sát mặt đất, trên thực tế là một biện pháp bảo vệ bản thân.

Đà điểu để cổ sát gần mặt đất còn có hai tác dụng: một là có thể nghe được âm thanh từ nơi xa, để sớm tránh bị kẻ địch xâm hại; hai là có thể thả lỏng một chút các cơ thịt ở phần cổ, giảm bớt được sự mệt mỏi.

Một công nhân ở trại nuôi đà điểu của Nam Phi nói rằng, trại nuôi đà điểu đã có lịch sử hơn 80 năm, tuy chúng có hành vi đặt cổ sát mặt đất, nhưng lại chưa từng xảy ra trường hợp đà điểu vùi đầu xuống cát. Nếu như đà điểu thật sự vùi đầu vào trong cát thì chúng sẽ nhanh chóng bị chết ngạt.

Vì sao trong biển có một số đảo lúc chìm, lúc nổi?

Có một vị thuyền trưởng đi trong Địa Trung Hải. Khi ông ta đi qua phía nam đảo Sisili, nhìn thấy mặt biển có một vùng nước sôi rộng lớn, sóng ùn lên,...

Vì sao có thể dùng năng lượng Mặt trời để phát điện?

Bức xạ Mặt trời là nguồn năng lượng không bao giờ cạn kiệt, hơn nữa nó không gây ô nhiễm.

Vì sao không thể vứt bỏ một cách tùy tiện các phế liệu hạt nhân và chất thải có tính phóng xạ?

Một trăm năm trước, từ khi Becơlây phát hiện hiện tượng phóng xạ đến nay, phản ứng hạt nhân và các nguyên tố có tính phóng xạ đã bước vào cuộc sống...

Tại sao chồn sóc lại có thể ăn được nhím?

Nhím là loài động vật cỡ nhỏ, chuyên ăn côn trùng, đặc điểm lớn nhất của nó là khắp thân mọc đầy gai nhọn...

Vì sao các sao lại nhấp nháy?

Đêm mùa hè sao đầy trời, ngửa đầu nhìn lên các sao đều đang nhấp nháy. Thực ra sao không có mắt, làm sao lại nháy được? Vậy tại con mắt của ta nhìn...

Thế nào là máy tính trợ giúp thiết kế?

Máy tính trợ giúp thiết kế (gọi tắt là CAD) là kỹ thuật dùng máy tính và các thiết kế ngoại vi (bao gồm thiết bị đưa vào và lấy ra hình ảnh) để giúp...

Vì sao khi tung đồng xu, số lần xuất hiện mặt sấp, mặt ngửa như nhau?

Trước khi tiến hành các trận đấu bóng đá, người trọng tài thường ném (tung) đồng xu để xem sự xuất hiện mặt sấp hay ngửa lên trên mà quyết định đội...

Tại sao nói CPU là bộ phận trung tâm của máy tính?

Máy vi tính có năm bộ phận chủ yếu hợp thành, đó là: (1) CPU (Central Processing Unit): bộ xử lý trung tâm hay còn gọi bộ vi xử lý. (2) Bộ lưu trữ...

Vì sao thành phố phải ra sức phát triển xanh hóa?

Thành phố dân số tập trung, kiến trúc dày đặc, xe cộ như nước cộng thêm có nhiều nhà máy nên ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn khá nghiêm trọng. Cây...