Chồn sóc là loài thú có lợi hay có hại?

Chồn sóc tên gọi là chồn chó, là một loài thú nhỏ ăn thịt. Ban ngày chúng sống ở mồ mả, hốc tường, đống củi..., buổi tối ra ngoài hoạt động kiếm mồi. Chồn sóc nhanh nhẹn, xảo quyệt, nhưng lại rất nhát gan, hành động luôn luôn lén lút, đôi khi còn chui vào sân nhà để cắn trộm gà con. Vì vậy, mọi người thường gọi chồn sóc là kẻ trộm gà. Ngoài ra, chồn sóc đôi khi còn có thể phóng ra một luồng thể khí có mùi thối rất khó ngửi, đó cũng chính là chồn sóc đánh rắm thối như người ta thường gọi. Điều này càng gây thêm ác cảm của con người đối với chồn sóc.

Thực ra đánh giá chồn sóc một cách công bằng thì chồn sóc là loài thú có ích đối với loài người. Bởi vì da lông của chồn sóc có màu sắc rất sặc sỡ sáng sủa, là nguyên liệu chế tạo da cao cấp, có giá trị kinh tế tối cao. Quan trọng hơn là, các nhà động vật học khi phân tích thói quen ăn uống của chồn sóc, phát hiện thấy trong số con mồi mà chúng bắt có rết, châu chấu, ếch, cá, chim..., và đặc biệt, loài chuột chiếm hơn một nửa. Điều này cho thấy, thức ăn chủ yếu của chồn sóc là những con chuột hoang chuyên ăn vụng lương thực, phá hoại mùa màng ngoài đồng ruộng. Đôi khi chuột hoang ngoài đồng ít, chúng cũng lẻn vào trong nhà dân để bắt chuột nhà, đương nhiên, ngẫu nhiên gặp phải gia cầm, cũng có thể giết vịt, bắt gà con, đó cũng là sự thực. Nhưng nói tóm lại thì chồn sóc có lợi vẫn nhiều hơn có hại. Vì vậy, con người cần phải bảo vệ thích hợp, săn bắn hợp lí đối với loài động vật này. Nói chung, sau khi lập xuân thì chất lượng da lông của chồn sóc kém, da lột ra cũng không có tác dụng gì, lúc này, chồn sóc vừa vặn bắt đầu mùa sinh đẻ. Vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ không được bắt giết tuỳ tiện, nên để cho chúng sinh con đẻ cái đồng thời có thể lợi dụng để bắt một số lượng lớn chuột hoang.

Tại sao các loài chim như cò, hạc lại thường đứng một chân?

Khi chúng ta đến công viên hoặc vườn bách thú để ngắm các loài chim, thường có thể nhìn thấy các loài chim như cò, hạc chỉ đứng bằng một chân.

Tại sao cần phải cứu những thực vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng?

Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế các nước, các hoạt động của con người trên địa cầu cũng không ngừng mở rộng phạm vi, đến nay thực...

Người máy có ốm không?

Người máy có thể làm việc liên tục ngày đêm, có thể trèo non lội suối, có thể xung phong hãm trận… Chúng tựa như không bao giờ biết mệt mỏi. Vậy thì...

Vì sao phải bảo vệ cá chiên Trung Quốc?

Cá chiên Trung Quốc là loài cá quí hiếm từ xưa ở Trung Quốc. Hơn 1.

Vì sao nuôi thú cảnh dễ bị mắc bệnh?

Năm 1989, phu nhân Tổng thống Mỹ Busơ đã mắc chứng bệnh chức năng tuyến giáp trạng tăng lên. Trước đó 2 năm, Busơ cũng đã mắc loại bệnh tương tự.

Vì sao đoạn đường sắt cong không an toàn nhưng đoạn đường nhựa cong lại an toàn?

Đường cao tốc rộng lớn, phẳng phiu, có đủ những điều kiện tốt cho xe chạy, tuy nhiên, khi chạy trên đường cao tốc quá thẳng tắp, quá bằng phẳng, âm...

Vì sao khu vực duyên hải có gió biển và gió lục địa?

Những người sống ở miền biển đều có kinh nghiệm: ban ngày, đặc biệt là sau buổi trưa lúc nóng nhất thường có gió từ biển nổi lên, ban đêm hoặc sáng...

Vì sao Lhasa được mệnh danh là “Thành phố ánh dương”?

Mở tư liệu khí tượng của Lhasa, chúng ta có thể nhìn thấy, bình quân mỗi năm ánh Mặt Trời chiếu sáng thành phố Lhasa có tới hơn 3005.3 giờ đồng hồ,...

Côn trùng có những điểm đặc biệt nào?

Động vật sống trên Trái Đất của chúng ta, tổng cộng có khoảng 1,2 triệu loài, chúng bao gồm cá bơi dưới nước, chim bay trên trời, thú dưới mặt đất, nhưng số lượng động vật chiếm nhiều nhất là các loài côn trùng.