Vì sao cần chế biến sữa thành sữa chua?

Sữa là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, trong đó có đường (khoảng 4,6%), protein (khoảng 3,5%) và chất béo (khoảng 3,5%). Ngoài ra trong sữa còn có nhiều vitamin và các muối vô cơ. Vì vậy sữa là thức ăn chủ yếu cho trẻ sơ sinh, cũng là loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho người lớn.

Sữa bò là thức ăn tự nhiên của bò mẹ dành cho bò con, nên dùng cho người có hai điểm không thích hợp: Một là khi trẻ em uống sữa bò dễ bị đóng vón thành cục trong dạ dày, khó cho việc tiêu hoá và hấp thụ. Đó là vì các chất protein trong sữa bò (chủ yếu là casein) dễ bị đông kết mà ra. Theo tính toán, khả năng kết vón của sữa bò là 50 - 90 g (cho 1 lít) thì ở sữa mẹ (chủ yếu là protein trắng), độ kết vón là 0 - 2 g. Hai là với người lớn khi ăn sữa bò, nhiều khi sinh đầy bụng, trướng bụng, thậm chí bị tháo dạ. Đó là do các chất đường trong sữa bò gây nên. Đường có trong các loại sữa động vật đều là đường lactoza. Đường lactoza chỉ dưới tác dụng của men lactosin mới có thể tiêu hoá được. Trong cơ thể trẻ sơ sinh, men lactosin có hoạt tính rất mạnh. Khi tuổi càng lớn, lactosin được tiết ra ngày càng thấp (không kể người đã dùng sữa dài ngày) nên có người lớn ăn sữa không tiêu hoá được, khi ăn sữa sẽ lên men sinh ra cacbon đioxit gây ra trướng bụng.

Để khắc phục nhược điểm kể trên, người ta chế biến sữa thành sữa chua. Sữa chua chính là sữa bò tươi cho lên men (men lactosin, một loại men có ích cho cơ thể người), sau đó diệt khuẩn, và tiến hành bảo quản lạnh mà thành. Trong quá trình lên men, một phần đường lactoza được chuyển hoá thành axit lactic, đồng thời loại β - casein dễ kết vón sẽ biến thành γ - casein không bị kết vón, hai loại chuyển hoá kể trên không làm mất đi giá trị dinh dưỡng của sữa mà lại cải thiện được chất lượng rất nhiều để sữa dễ được cơ thể hấp thụ. Ngoài ra trong sữa chua còn có axit lactic có thể duy trì được độ chua của ruột, ức chế sự phát triển các vi khuẩn có hại, đồng thời xúc tiến sự sinh trưởng của các vi khuẩn có ích. Sữa chua còn giúp cho cơ thể hấp thụ canxi. Vì vậy sữa chua là một loại chất dinh dưỡng có tác dụng bảo vệ sức khoẻ rất tốt.

Sản phẩm xuất bản điện tử được làm ra như thế nào?

Sản phẩm xuất bản điện tử hiện nay chia theo phương thức lấy thông tin thì có hai loại lớn là loại mạng và loại máy đơn. Loại mạng là chỉ các loại...

Tại sao khi có gió lại thấy lạnh hơn?

Chắc hẳn ai cũng biết rằng trời rét mà im gió thì dễ chịu hơn so với lúc có gió. Nhung, không phải tất cả mọi nguời đều biết nguyên nhân của hiện tuợng ấy. “Chỉ các sinh vật mới cảm thấy giá buốt khi có gió”, còn các vật vô sinh thì không.

Thuỷ tinh có thể thay thế thép hay không?

Vào năm 1940, lần đầu tiên người ta nói đến một thuật ngữ rất mới "thép thủy tinh”. Thép thuỷ tinh, về thành phần không có liên quan gì đến thép nhưng...

Vì sao ngỗng trời bay thành hình mũi tên?

Ngỗng trời là loài chim di cư trú Đông. Mùa thu hằng năm, từ quê hương Siberia, chúng kết thành đám lớn, bay đến phương Nam ấm áp. Trong hành trình dài, chúng tổ chức đội hình rất chặt chẽ...

Tại sao khi phanh ô tô nhất định phải phanh bánh sau?

Nếu có người hỏi bạn, khi phanh ô tô thì phanh bánh sau hay bánh trước. Có lẽ bạn không trả lời ngay được.

Mặt trăng chuyển động với vận tốc bao nhiêu kilomet trong một phút?

Nếu cung cấp cho bạn một vài con số, các bạn sẽ dễ dàng tính toán đó là một con số khổng lồ. Giả thiết rằng quỹ đạo của Mặt trăng là hình tròn, sau đó...

Vì sao nửa bên phải của hướng tiến cơn lốc là nửa nguy hiểm?

Gió lốc (áp thấp) là trận không khí xoáy với tốc độ rất lớn. Nó không những có tốc độ quay nhanh mà toàn bộ còn chuyển động lên phía trước.

Vì sao lại có sương mù?

Sương mù là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí và làm giảm tầm nhìn của chúng ta. Sương mù và mù đều là hiện tương khí tượng nguy hiểm...

Tại sao sứa có thể dự báo bão?

Sứa thuộc loài nhuyễn thể, thâm mềm, thuộc lớp động vật, ngành Ruột khoang, hiện nay trên thế giới đã phát hiện có khoảng hơn 200 loài sứa, loài sứa thường thấy có sứa biển, sứa hải nguyệt...