Vì sao trên đường chạy đua, điểm xuất phát của các vận động viên không bằng nhau?

Trên các cuộc thi đấu điền kinh thường có đường chạy 200 m. Đoạn đầu của các đường đua này thường có dạng nửa hình tròn. Nếu có sáu người chạy đồng thời thì họ sẽ xuất phát trên sáu đường đua khác nhau. Điểm khởi đầu của đường chạy ngoài vượt lên phía trước khá xa so với đường phía trong.

Tại sao vậy? Điểm xuất phát này được quyết định do đâu?

Chúng ta đều biết giữa chu vi đường tròn và đường kính có một tỉ lệ xác định, đó chính là số π (số pi), số π có giá trị gần đúng là 3,14. Và chu vi của đường tròn có độ dài gấp 3,14 lần đường kính hay cũng bằng 6,28 lần bán kính của vòng tròn đó. Và C ≈ 6,28 R (C là độ dài của đường chu vi, R là bán kính vòng tròn). Nếu bán kính tăng 1 mét thì đường chu vi tăng thêm 6,28 m.

Trong các đường chạy đua, thì các đường đua đều rộng 1,2 m. Hai đường đua cạnh nhau có bán kính sai khác nhau 1,2 m, vì vậy đường chạy ngoài dài hơn đường trong kề đó 7,54 m. Theo tiêu chuẩn chung, vòng chạy ngoài thường dài 400 m, trên đường chạy đua 200 m, người ta phải tính thế nào điểm kết thúc các đường phải nằm trên một đường thẳng. Thông thường người ta bố trí đầu đường chạy là nửa cung tròn (thường dài khoảng 114 m) sau đó sẽ nhập vào đường thẳng (khoảng 86 m). Ở phần cong, đường trong cùng có bán kính 36 m, người chạy ở đường đua thứ nhất thường xuất phát ở điểm cách vòng trong là 0,3m, nên độ dài thực tế của đoạn chạy vòng là 36,3 m x 3,14 ≈ 114 m. Điểm xuất phát của mỗi vòng ngoài phải dịch lên phía trước khoảng 1,2 m x 3,14 = 3,77 m so với điểm xuất phát của vòng trong. Nếu trên đường chạy có sáu đường thì các điểm xuất phát sẽ hình bậc thang, điểm xuất phát của đường chạy ngoài cùng sẽ dịch lên phía trước 18,85 m so với đường chạy trong cùng, nhờ cách sắp xếp này mà đích của sáu đường chạy sẽ nằm trên cùng một đường thẳng. Hiểu được quy tắc này, khi chuẩn bị sân vận động nói chung người ta chỉ cần đo đường chạy trong cùng dài đúng 200 m, xác định điểm xuất phát của đường trong cùng, sau đó các điểm xuất phát của các vòng ngoài được dịch lên phía trước một độ dài như đã tính trên kia mà không cần phải đo từng đường chạy.

Vì sao người bị bệnh tim thường bị tím môi?

Trong cơ thể có hai loại máu: máu động mạch chứa nhiều ôxy nên có màu đỏ tươi; máu tĩnh mạch chứa CO2 nên màu hơi đen.

Tại sao vịt nhà không biết ấp trứng?

Để thu được nhiều trứng, người ta không để cho chúng ngừng đẻ để ấp trứng, mà tăng giờ chiếu sáng và thức ăn đầy đủ để thúc đẩy chúng đẻ nhiều trứng hơn.

Thế nào là hội nghị truyền hình?

Báo san văn trích xuất bản tại Thượng Hải năm 1996 từng đăng một bài báo như sau: Một văn phòng lớn của Bộ Văn hóa Thụy Điển đã lắp đặt một màn truyền...

Vì sao chim ngủ trên cành cây không bị ngã?

Loài chim có thể đứng im trên cây, vẫn ngủ ngon lành mà chẳng hề lộn cổ rơi xuống đất. Đó là do cấu tạo ngón chân của  loài chim rất thích hợp để nắm chặt các cành cứng.

Vì sao khi tuyết rơi thì ấm, tuyết tan thì lạnh?

Mùa đông khắp nơi bị giá rét tấn công. Giá rét là do những luồng không khí vừa lạnh, vừa khô từ phương Bắc tràn xuống phương Nam dữ dội.

Tại sao nói sóc là chuyên gia bảo vệ môi trường tự nhiên?

Rất ít người cho rằng, sự cống hiến của sóc đối với rừng có thể sánh được với chim gõ kiến. Trong ấn tượng của con người, sóc ăn hết quả của các cây như cây tùng, cây hồ đào...

Các kiến trúc cao tầng chống gió như thế nào?

Tục ngữ có câu "cây to gió lớn". Kiến trúc cao tầng giống như một cây cực kỳ cao to, ảnh hưởng của gió đối với nó là rất lớn, đối với kiến trúc cao 50...

Sương muối hình thành như thế nào?

Những đêm giá rét, bẩu trời đẩy trăng sao, không hề có gió lay động những ngọn lá. Sáng dậy ra ngoài cửa thấy khắp trên các ngọn cỏ, mái nhà, thậm chí...

Ngoáy tai tốt hay không tốt?

Rất nhiều bạn nhỏ có thói quen ngoáy tai, thậm chí có lúc còn dùng cả que cứng cho vào lỗ tai ngoáy. Thực ra, ráy tai không có hại đối với sức khỏe...