Bộ rễ của thực vật họ đậu thường có rất nhiều nốt rễ, nó giống như một nhà máy phân đạm nhỏ tự trang bị, có thể cố định nitơ trong không khí. Nếu bộ rễ của mì, lúa, ngô cũng có nhà máy phân đạm nhỏ tự trang bị như vậy thì tốt biết bao nhiêu?
Nhưng, mỗi một loài cây lại có đặc tính di truyền riêng, nếu kết hợp đặc tính di truyền của hai loài cây với nhau thì có thể tiến hành tạp giao. Trong sản xuất nông nghiệp, thường lai một loại mì bông to, hạt nhiều với một loại mì có tính kháng bệnh mạnh, nuôi cấy ra một sản phẩm mì đặc biệt tốt, nhưng nó vẫn chỉ có đặc tính của mì, bộ rễ không thể mọc "nốt". Có người nghĩ, hay tiến hành tạp giao mì với đậu tương để nuôi cấy ra loại mì mới mà bộ rễ có thể mọc "nốt"? Cách nghĩ này hay thì có hay, nhưng sự liên hệ thân thuộc giữa chúng quá xa, về mặt lai tạo rất khó mà thành công.
Ngày nay, đã phát hiện tế bào thực vật có tính toàn năng, vậy có thể đặt tế bào thực vật của loại khác nhau cùng lại với nhau, nghĩ cách để chúng kết hợp làm một rồi nuôi cấy tế bào tạp giao này thành cây mới? Qua nghiên cứu chứng minh là có thể được, hơn nữa đã có không ít ví dụ thành công.
Muốn tạp giao hai tế bào, trước tiên phải tách tế bào đơn từ cây ra và phải giữ được tính sống vốn có của nó. Nhưng tế bào thực vật đều có vách tế bào, nó giống như một bức tường vây quanh để bảo vệ chất nguyên sinh của tế bào, nếu không "làm đổ" bức tường này, thì chất nguyên sinh của hai tế bào không thể hợp lại làm một được, vì vậy trước tiên phải "phá vách".
Hiện nay, người ta dùng các dung dịch hỗn hợp như chất xúc tác xenlulo và keo quả để xử lí phân chia tế bào, làm cho vách tế bào thể bị hoà tan, chất nguyên sinh sẽ phân chia. Đặt chất nguyên sinh của hai tế bào lại với nhau, dùng dung dịch solidium nitrate xử lí chất tế bào và bào dịch của chúng lại với nhau, trở thành một chất nguyên sinh có hai nhân tế bào gọi là dịch nhân thể.
Nhưng hai nhân tế bào vẫn không thể kết hợp thành một được, chưa thể thực hiện mục đích tạp giao, phải cho dịch nhân thể này vào trong chất cấy vi sinh vật phù hợp, tìm cách khiến cho hai nhân tế bào trong tình trạng cùng phân chia hợp lại với nhau, đồng thời bên ngoài sẽ tái sinh vách tế bào mới, như vậy là đạt được một tế bào thể tạp giao. Cuối cùng cho tế bào thể tạp giao này vào trong chất cấy vi sinh vật phù hợp, sau một thời gian nuôi trồng cẩn thận, sau khi phân hoá thành dòng tế bào hình thành tổ chức callus, lại chuyển chất cấy vi sinh vật, phân hoá lần nữa thành cây mới.
Trên thực tế, đã có thể kết hợp chất nguyên sinh giữa các loại thực vật họ hàng xa như họ đậu với họ thân lúa, họ cà với họ hình gọng ô... đồng thời còn nghiên cứu sâu hơn, để thu được tế bào thể tạp giao nhiều hơn. Sự thành công của sự tạp giao tế bào thể đã mở ra một hướng triển vọng mới cho công tác gây giống.