Tại sao thực vật lại có nhiều mùi vị khác nhau như vậy?

Hàng ngày, chúng ta ăn các loại thực vật, chúng có mùi vị khác nhau. Đó là vì trong mỗi tế bào của chúng có các chất hóa học khác nhau.

Vị ngọt, thường không thể tách rời các loại đường. Trong nhiều loại hoa quả, rau xanh đều chứa đường gluco, đường mạch nha, đường glucoza, đường saccaroza. Đặc biệt đường saccaroza ngọt lịm, trong mía, trong củ cải đường đều chứa đường saccaroza. Có một số thứ mặc dù bản thân chúng không có vị ngọt, nhưng khi ăn vào lại ngọt. Ví dụ, tinh bột vốn không ngọt, nhưng chịu sự phân giải men tinh bột trong nước bọt sẽ chuyển hóa thành đường mạch nha và đường glucoza có vị ngọt.

Vị chua thì thường không tách rời loại axit – axit acetic, axit malic, axit citric, acid tactaric... chúng thường có trong tế bào thực vật. Nho chua có rất nhiều axit tactaric, còn quả chanh rõ ràng là một kho chứa axit citric.

Vị đắng là vị mà người không thích, tuy nhiên rất nhiều loại thực vật có vị đắng, như thuốc Đông y, đa phần là đắng không thể chịu được. Đỗ Phủ đã viết “thuốc tốt đắng miệng, có lợi cho chữa bệnh”, hay người xưa còn nói “thuốc đắng dã tật”. Vị đắng thường do một số kiềm sinh vật tạo thành. Như cây hoàng liên nổi danh chứa kiềm hoàng liên. Vỏ cây canhkina có thể chữa được bệnh sốt rét cũng là một loại “thuốc đắng” có chứa kiềm canhkina.

Còn đến vị cay, nguyên nhân khá phức tạp, ớt cay bởi vì nó có chứa chất cay của ớt. Thuốc lá là do có chứa nicotin. Củ cải sống có khi cũng rất cay bởi vì nó chứa dầu hạt cải dễ bay hơi.

Vị chát, đều là do chất tananh gây ra. Cây hồng tươi có rất nhiều chất tananh cho nên chát đến nỗi ăn vào mồm không mở ra được. Ngoài ra các cây trám, lá chè, cây lê... cũng đều có chất tananh, cho nên đều hơi chát.

Vì sao ngói lưu ly và gương Cảnh Thái lại có màu sắc rực rỡ?

Khi đi tham quan các công trình kiến trúc cổ, ta thường bị mái ngói lưu ly của các công trình đó lôi cuốn. Mặc dù trải qua dãi dầu mưa nắng một thời...

Vì sao phải nghiên cứu vẫn thạch và các hố vẫn thạch?

Đối với các nhà khoa học, vẫn thạch quả thực là "Tiêu bản thiên thể" khó tìm được. Do đó các nhà khoa học rất coi trọng nghiên cứu những "tặng vật" từ...

Loài thú biển thở bằng phổi, tại sao có thể dừng được ở dưới nước trong một thời gian dài?

Thú biển bao gồm rái cá biển, báo biển, sư tử biển, cá heo và cá voi v.v.

Vì sao vào mùa hè, trẻ em hay nổi rôm?

Rôm là những nốt mẩn đỏ, rất dễ phát sinh khi trời oi bức. Nó xuất hiện do mồ hôi quá nhiều nhưng không được bài tiết một cách thuận lợi, khiến cho da...

Vì sao không nên mù quáng sản xuất và sử dụng đũa dùng một lần và bút chì vỏ gỗ?

Trung Quốc có hai điều “nhất thế giới” khiến người ta chua xót, đó là sản lượng và lượng xuất khẩu đũa gỗ dùng một lần và bút chì vỏ gỗ.

Có thể một lúc làm hai việc không?

Sử sách chép lại rằng Napoleon nước Pháp, khi soạn thảo “Bộ luật” nhà nước, cùng một lúc có thể nói đến các điều khoản của luật dân sự, luật hình sự,...

Vì sao trong máy tính điện tử người ta xử lí thông tin dựa vào các số hệ đếm cơ số hai?

Hệ đếm thường dùng là hệ đếm cơ số 10, nếu 10x = y thì ta có log10y = x, thế nhưng trong lí thuyết thông tin, các loại máy tính lớn nhỏ đều dùng các...

Làm thế nào để khai thác mangan vón cục dưới đáy biển?

Dưới biển có nhiều khoáng vật, đặc biệt là ở vùng biển sâu 2.000 - 6000 m phân bố một lượng lớn mangan vón cục.

Vì sao Liên hợp quốc thành lập Cục quy hoạch môi trường?

Cục quy hoạch môi trường của Liên hợp quốc là cơ quan quy hoạch môi trường có tính toàn thế giới trực thuộc Liên hợp quốc. Thập kỉ 50 – 60 là thời kì...