Tại sao nói: Làm gì cũng phải có thông tin?

Hoạt động thường ngày của chúng ta luôn bị ràng buộc bởi thông tin. Ví dụ hôm nay bạn phải đến trường để học thì trước hết phải biết được thông tin là hôm nay có học không, học những môn gì, những ai dạy. Từ đó mới có thể chuẩn bị những mặt cần thiết, như mang đủ những tài liệu và đồ dùng học tập liên quan để có được kết quả tốt đẹp trong học tập. Từ xưa đến nay "Quân chưa điều động, lương đã đi trước" là nguyên tắc được xác nhận trong quân sự. Còn trong công tác kinh tế, công tác nghiên cứu khoa học, công tác sản xuất công nông nghiệp thì viên quân lương đi trước chính là thông tin. “Quân chưa điều động, thông tin đi trước" đã trở thành cơ sở quan trọng để làm tốt mọi công việc. Ví dụ làm công tác kinh tế thì phải đối diện với việc cạnh tranh thị trường vô cùng gay gắt, ai nắm được thông tin đầy đủ thì người đó xác lập được ưu thế trong công cuộc cạnh tranh thương mại quyết liệt này. Sự phát triển phần mềm máy tính trong việc xử lí thông tin đã đặt điều kiện có lợi cho việc truyền bá thông tin, khiến việc "thông tin đi trước" trở thành việc có thể.

Tập đoàn gang thép Bảo Sơn là một trong những đơn vị đầu tiên ở Trung Quốc có kinh nghiệm trong việc sử dụng "thông tin đi trước". Thoạt đầu, để thu thập thông tin, công ty đã đầu tư rất nhiều sức người, sức của. Tập đoàn này đã dùng một chiếc xe con đi khắp các phân xưởng, các ca kíp để thu nhận thông tin, báo cáo ngắn trong ngày hôm đó, sau đó chỉnh lý rồi biên tập thành tờ Động thái trong ngày để cung cấp cho lãnh đạo tham khảo, nghiên cứu và bố trí công việc hôm sau. Khi đã có hệ thống tự động cho văn phòng thì toàn bộ Động thái trong ngày của Bảo Sơn đã được đưa lên trang web công ty. Như vậy lãnh đạo lúc nào cần cũng có ngay được thông tin mới nhất về các phân xưởng. Bảo Sơn có được thành công như vậy là vì "thông tin đi trước" đã phát huy một tác dụng quan trọng.

Để làm tốt công tác kinh tế, người ta phải theo dõi sát sao động thái biến đổi của thị trường, không ngừng thu nhận và nắm vững mọi thông tin liên quan. Và thế là các công ty tin học đủ loại nhân đó phát triển và nhận được sự hoan nghênh của đông đảo mọi giới, mọi ngành. Điều đó đã đủ chứng tỏ tầm quan trọng của thông tin.

Vì sao định lý thặng dư Trung Quốc có thể dùng để mã hóa máy tính?

Chúng ta đã biết đến định lí thặng dư Trung Quốc, tức vấn đề Hàn Tín điểm binh, đó là một thành tựu quan trọng trong toán học Trung Quốc cổ đại, với...

Vì sao không thể coi thường không khí trong phòng bị ô nhiễm?

Nói đến không khí ô nhiễm, bạn thường liên tưởng đến đó là những ống khói của các nhà máy hóa chất đang nhả khói cuồn cuộn, hoặc khí thải của hàng...

Vì sao việc uống thuốc, tiêm thuốc có thể giúp chữa được bệnh?

Mọi người trong cả cuộc đời khó tránh khỏi có lúc bị ốm; phải uống thuốc, phải tiêm thì bệnh mới khỏi. Vì sao uống thuốc và tiêm có thể chữa được...

Vì sao cấm sử dụng thuốc DDT để trừ sâu bệnh?

Trước hết chúng ta xem cảnh tượng sau: chim bị chết hàng loạt, số ít còn sống sót đang phải nằm trong tổ, nhưng trứng chúng đẻ ra không thể nở thành...

Tại sao Giáo hoàng La Mã có Thập tự quân?

Mùa xuân năm 1095, Giáo hoàng La Mã triệu tập một Hội nghị Giáo hội, thì có sứ giả của Đông La Mã đến xin gặp đưa tin khẩn cấp của Hoàng đế La Mã...

Vì sao khi khát, việc uống nước nóng có tác dụng giải khát tốt hơn nước mát?

"Đói thèm ăn, khát thèm uống", đó là hiện tượng sinh lý bình thường. Vào mùa hè oi bức hoặc sau khi làm việc nhiều, cơ thể ra nhiều mồ hôi, người ta...

Thuỷ tinh hữu cơ và thuỷ tinh thường có gì khác nhau?

Không ít người cho rằng thủy tinh hữu cơ và thủy tinh thường là "cùng một họ", thực ra chúng hoàn toàn khác nhau. Nguyên liệu để chế tạo thuỷ tinh...

Tại sao đoàn tàu trọng tải có sức chở đặc biệt lớn?

Trong mạng lưới giao thông đường sắt của Trung Quốc có một tuyến đường vận tải đặc biệt, đó là đường sắt điện khí hoá từ Đại Đồng của tỉnh Sơn Tây đến...

Thế nào là hệ thống giao thông thông minh?

Bạn đã nghe nói đến ITS chưa? Đó là ba chữ tiếng Anh viết tắt của cụm từ "Hệ thống giao thông thông minh". Từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX đến nay...