Tại sao nói CPU là bộ phận trung tâm của máy tính?

Máy vi tính có năm bộ phận chủ yếu hợp thành, đó là: (1) CPU (Central Processing Unit): bộ xử lý trung tâm hay còn gọi bộ vi xử lý. (2) Bộ lưu trữ trong khối hệ thống (gồm RAM là bộ nhớ chính hoặc còn gọi là bộ nhớ truy nhập ngẫu nhiên - random access memory, và ROM là bộ nhớ chỉ đọc - read only memory). (3) phần cứng lưu trữ (permanent storage, còn gọi là bộ lưu thứ cấp, như ổ đĩa mềm và ổ đĩa cứng được cài bên trong khối hệ thống, vật liệu lưu trữ dữ liệu là media- gồm đĩa mềm và đĩa cứng). (4) phần cứng nhập dữ liệu (gồm bàn phím, con chuột). (5) Phần cứng xuất tin (gồm màn hình, máy in). Bộ xử lý trung tâm và bộ lưu trữ bên trong được lắp đặt trong bàn máy (cài trong khối hệ thống). Phần cứng lưu trữ thường cũng được lắp đặt trong bàn máy.

Người ta cho rằng CPU là bộ phận trung tâm của máy tính, vì sao vậy? Từ chức năng của năm bộ phận chủ yếu của máy tính ta biết rằng CPU gồm hai bộ phận tính toán và điều khiển. Chức năng của CPU là chức năng quan trọng nhất trong máy tính, và các bộ phận khác đều làm việc dưới sự điều khiển của nó. CPU có nhiều chức năng và đều quan trọng đối với máy tính. Trước hết là CPU có khả năng tính toán rất nhanh. Nếu không có chức năng này thì ta không thể bàn tới tính ưu việt của máy tính. Kế đến là khả năng lưu trữ và xuất tin của CPU, tạo nên khả năng ghi nhớ cho máy tính. Tiếp nữa là CPU có khả năng nhận biết và chấp hành lệnh của máy tính, và bởi vậy mà người ta có thể lập chương trình (hệ thống lệnh) để cho máy tính tự động làm việc. Cuối cùng là CPU có khả năng chỉ huy các bộ phận khác, khiến chúng có thể phối hợp làm việc. Bởi vậy, ta nói CPU là bộ phận trung tâm của máy tính.

Do CPU là bộ phận trung tâm của máy tính nên loại hình CPU cũng là tiêu chí chủ yếu để phân loại và đánh giá chất lượng máy tính. Ví dụ máy tính sử dụng CPU - 8088 được gọi là máy tính PC/XT, máy tính sử dụng CPU - pentium thì được gọi là máy tính pentium.

Vì sao kính đổi màu lại thay đổi được màu đôi mắt kính?

Ánh nắng gay gắt của mùa hè cũng như màu tuyết trắng nhức nhối của mùa đông đều gây tác dụng kích thích rất mạnh cho đôi mắt. Để chống lại hiện tượng...

Vì sao chim cánh cụt có thể sống ở Nam cực?

Môi trường cực kỳ khắc nghiệt ở Nam cực đã buộc các sinh vật bậc cao rút lui khỏi lãnh địa của nó. Ngay cả các động vật lớn có thể chịu được cái rét -80 độ C của Bắc cực như gấu trắng, voi biển. cũng không hề có mặt ở cực Nam...

Tại sao trong phòng ngủ của trẻ nhỏ không nên lắp đèn huỳnh quang?

Một nhà khoa học người Mỹ đã phát minh ra bóng đèn trắng. Đây không chỉ là một kỳ tích trong lịch sử khoa học kỹ thuật mang lại cho cuộc sống loài người những tiện ích lớn lao.

Trên bầu trời có bao nhiêu ngôi sao?

Đêm trời trong sáng, sao nhấp nháy giống như những đốm bạc khảm lên bầu trời đen mênh mông. Xem kỹ những chấm sáng to nhỏ, mật độ dày thưa khác nhau...

Tại sao có một số cây nở hoa rồi mới ra lá?

Những cây ta thường gặp thông thường là lá phát triển rồi hoa mới nở nhưng cây mai vàng và cây ngọc lan thì tại sao ra hoa trước rồi mới mọc lá? Đó là...

Tại sao phần lớn ô tô lại dùng bánh sau đẩy bánh trước?

Chúng ta đều biết rằng, phần lớn các ô tô đều dùng bánh sau để dẫn động. Nhưng có điều kỳ lạ là, phần lớn động cơ xe đều đặt ở trước xe.

Vì sao trẻ con thường không thích ăn rau?

Trẻ con thích đồ ngọt! Đó là điều mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, nhưng vì sao trẻ lại thích ăn đồ ngọt mà không thích ăn rau thì không phải ai cũng biết.

Tại sao có một số thực vật cũng cần phải ngủ trưa?

Hàng ngày, sau bữa ăn trưa, nghỉ ngơi một chút dễ trút bớt sự mệt mỏi, giúp cho tinh thần làm việc hoặc học tập vào buổi chiều hăng say hơn. Đó là một...

Tại sao nhiều loài hoa đẹp lại có độc?

Có nhiều loài hoa đẹp, được con người yêu thích, nhưng chúng lại có độc, như cây trúc đào có hoa màu hồng tươi tắn, quanh năm ra hoa, nhưng lá, rễ và...