Vì sao trứng muối luộc lại có dầu trong lòng đỏ?

Nhiều người thích ăn trứng vịt muối, đặc biệt là những giọt dầu trong lòng đỏ, ăn vừa thơm vừa ngọt, thế bạn có biết giọt dầu trong trứng muối luộc từ đâu mà có. Với trứng vịt thường, khi đem luộc ta không hề thấy giọt dầu nào. Vì thế có người cho rằng khi muối trứng, người ta đã cho thêm ít dầu vào trứng mới làm cho lòng đỏ trứng có dầu. Đó là điều sai lầm. Nói ra chắc có người không tin: Dầu trong lòng đỏ trứng thực ra vốn có sẵn trong trứng.

Qua các phép phân tích hoá học người ta thấy rằng trong trứng không chỉ giàu protein mà còn chứa nhiều chất béo. Chất béo chiếm đến 16% trọng lượng quả trứng, hơn 99% tập trung ở lòng đỏ. Vì thế nếu tính riêng cho lòng đỏ thì trong lòng đỏ có khoảng 31% chất béo. Như vậy trong trứng gần 1/3 là do chất béo tạo nên.

Hàm lượng chất béo trong lòng đỏ cao đến như vậy nhưng xem ra không thấy chút dầu nào. Tại sao vậy? Nguyên do là các chất protein và chất béo trong lòng đỏ trứng đã đóng vai trò: Các protein là hợp chất có tính nhũ hoá cao, chất béo có thể phân bố thành các giọt dầu nhỏ trong các protein, cũng giống như nước xà phòng có thể nhũ hoá các giọt dầu thành dung dịch vậy, và như vậy chúng đã đánh lừa chúng ta. Thế vì sao sau khi muối trứng, các giọt dầu lại "hiện rõ nguyên hình" như vậy?

Nguyên do là do muối và các chất protein là "hai kẻ đối đầu". Muối có thể làm giảm độ hoà tan của protein trong nước, khiến các protein bị kết tủa. Quá trình này được các nhà hoá học gọi là quá trình "diêm tích". Sau khi chất nhũ hoá bị quá trình diêm tích làm cho kết tủa, thì các giọt dầu không thể không tập hợp lại thành các giọt dầu lớn. Vì hàm lượng chất béo trong lòng đỏ có đến 31%, nên sau khi luộc, trong lòng đỏ sẽ có các giọt dầu, khi ta dùng đũa xẻ trứng ra sẽ xuất hiện các giọt dầu.

Tại sao cây mía phần gốc lại ngọt?

Thường có câu nói “gốc của cây mía ngọt, càng gần gốc càng ngon”. Thực ra, nửa phần trên cây mía không ngọt bằng nửa dưới của cây, đặc biệt là phần...

Vì sao quầng sáng màu thường hay xuất hiện trên bầu trời hai cực Nam, Bắc?

Khoảng 7 giờ tối ngày 2 tháng 3 năm 1957 ở miền sông Mạc và thành Hôma hoặc tỉnh Hắc Long Giang vùng biên giới Đông Bắc Trung Quốc xuất hiện quầng...

Da ở đâu dày nhất cơ thể nhỉ?

Phần da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân dày tới 4 mm và đây là vùng da dày nhất trên cơ thể con người. Khu vực này cũng là nơi tập trung tuyến mồ hôi...

Các con đường ở thành phố được phân cách như thế nào?

Trên một số con đường lớn, bạn có thể thấy một vạch lớn màu trắng hoặc màu vàng phân cách luồng xe đi lại, ở ngã ba, ngã tư, có đường kẻ sọc dành cho...

Vì sao bật lửa lại làm bắn ra tia lửa?

Trong bật lửa có đá lửa. Chỉ cần ấn ngón tay đánh "tách" một cái là có thể làm bắn ra nhiều tia lửa.

Vì sao thiết bị mang người vào vũ trụ phải có hệ thống bảo hiểm?

Thiết bị vũ trụ mang người có nhiều điểm giống với vệ tinh nhân tạo, nhưng có một việc khác biệt rất lớn đó là trên thiết bị này còn có hệ thống bảo...

Tại sao tàu ngầm có thể chạy thoải mái ở dưới nước?

Tàu thuỷ thông thường chỉ có thể chạy ở trên mặt biển, nhưng tàu ngầm thì trái lại, nó không những chạy ở trên mặt nước, mà còn có thể lặn xuống biển...

Tại sao lại có "ô tô năm bánh"?

Các ô tô mà ta thường thấy hằng ngày, nói chung chỉ có bốn bánh. Có một số ô tô tải lớn, tuy rằng có nhiều bánh, nhưng chúng luôn luôn hình thành nhóm...

Vì sao ong bắp cày không đốt người trong mùa thu?

Ong bắp cày đốt rất đau. Nhưng không phải con nào cũng biết làm việc ấy, mà chỉ có ong cái thôi.