Nước biển vì sao lại mặn?

Khi tắm biển, không may sặc nước ta sẽ cảm thấy nước biển vừa mặn vừa đắng, khác hoàn toàn với nước máy, nước sông và nước giếng ta thường dùng.

Vì sao nước biển lại mặn?

Đó là vì trong nước biển hoà tan nhiều loại muối. Nếu ta có một chậu nước máy và một chậu nước biển, sau khi phơi khô dưới ánh nắng Mặt Trời, sẽ phát hiện chậu nước máy thì khô hết, còn dưới đáy chậu nước biển có một lớp trắng lấp lánh. Đó là muối.

Vậy muối trong nước biển từ đâu mà có? Vấn đề này hiện nay ý kiến của các nhà khoa học chưa thống nhất. Chủ yếu có hai cách nói: một loại cho rằng nước biển ban đầu đã tan một ít muối, nhưng rất nhạt. Còn nước biển ngày nay có nhiều muối, những muối này từ trong đất đá của lục địa, tan trong nước mưa chảy vào khe suối, sông rồi đổ vào biển. Thời gian lâu, nước bị bốc hơi, còn muối dần dần tích luỹ lại. Những kết quả quan sát chứng tỏ, hằng năm lượng muối sông hồ đổ ra biển khoảng 3,9 tỉ tấn.

Một ý kiến khác lại cho rằng nước biển ban đầu vốn đã mặn. Những nhà khoa học đưa ra cách nói này là họ đã đo sự biến đổi của các thành phần muối trong nước biển từ lâu. Họ phát hiện thành phần muối trong nước biển không tăng lên theo thời gian. Nhưng trong những thời kỳ phát triển khác nhau của Trái Đất thì số lượng và thành phần muối trong nước biển có khác nhau. Nguyên nhân của sự biến đổi này đến nay vẫn đang tìm kiếm.

Nước biển thực chất có bao nhiêu muối? Căn cứ thí nghiệm bình quân 1.000 g nước biển chứa 35 g muối, trong đó chủ yếu là muối ăn (NaCl) vì nước biển chứa nhiều muối ăn nên có vị mặn, tiếp theo là magie clorua (MgCl2), magie sunfat, canxi sunfat, kali sunfat và magie oxit… Chúng gây nên vị đắng của nước biển.

Nhưng ở Đại Tây Dương cách đông bắc Cu Ba không xa có một khu vực biển đường kính khoảng 30 m có một vùng nước ngọt. Thuyền bè qua lại thường đến đó để lấy nước ngọt.

Nguyên nhân là đáy biển ở đó có một suối nước ngầm rất lớn. Suối nước ngầm ở dưới tầng đá của đáy biển. Nước ngầm ùn lên với lưu lượng 40 m3/s, đẩy nước mặn ra chung quanh hình thành một khu vực nước ngọt.

Nhưng không phải chỗ nào cũng có điều kiện như thế, trong biển có nước ngọt là một hiện tượng vô cùng hiếm thấy.

Vì sao căn cứ vào Mặt Trăng có thể biết được thời tiết?

Dân gian Trung Quốc có không ít câu ngạn ngữ căn cứ vào Mặt Trăng để phán đoán thời tiết. Ví dụ: "Không sợ mồng 1 tối, chỉ sợ mồng 2 mồng 3 tối, không...

Diêm vương tinh có được xem là một đại hành tinh của Hệ Mặt trời không?

Năm 1930, Tombaugh phát hiện ra Diêm Vương Tinh. Nhưng phát hiện này cho mãi đến nay vẫn còn tranh luận.

Tại sao đà điểu lại đặt cổ sát bằng trên mặt đất?

Cánh của đà điểu đã bị thoái hoá không có khả năng bay lượn, là một loài chim chạy giỏi nhưng không biết bay.

Tại sao bác sỹ có thể chẩn đoán được bệnh qua tai nghe?

Khi đi khám bệnh, bác sĩ thường dùng tai nghe áp vào ngực và lưng bạn để nghe. Bác sĩ nghe gì vậy?

Tại sao tàu ngầm có thể lặn xuống, nổi lên?

Những con tàu bình thường chỉ có thể lướt trên mặt biển. Nhưng tàu ngẩm vừa có thể đi trên mặt nước lại vừa có thể lặn sâu xuống biển đi ngẩm dưới nước. Ảo thuật gì ở đây vậy?

Vì sao ngành khí tượng có thể dự báo sản lượng mùa màng?

Sản lượng nông nghiệp của một vùng cao hay thấp chủ yếu là do nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa cũng như các thiên tai thời tiết quyết định. Trong giai...

Vì sao Liên hợp quốc thành lập Cục quy hoạch môi trường?

Cục quy hoạch môi trường của Liên hợp quốc là cơ quan quy hoạch môi trường có tính toàn thế giới trực thuộc Liên hợp quốc. Thập kỉ 50 – 60 là thời kì...

Có phải với thuyết topo, mặt cầu và mặt xuyến là như nhau?

Bạn thử tưởng tượng trên mặt bàn trước mặt bạn có đặt một quả bóng da và một chiếc bánh mì vòng. Một chú kiến bò qua bò lại hết sức lanh lẹn trên...

Tại sao tường kính mỏng hơn tường gạch nhưng lại giữ nhiệt tốt hơn?

Các vật liệu xây dựng tường ngoài phần lớn là bằng đá hoặc bằng gạch, hiện nay cũng thường dùng gạch bê tông hoặc các loại gạch rỗng, chúng không...