Tại sao người máy lại nghe và hiểu được tiếng người?

Khoa học kỹ thuật phát triển đến hôm nay và đã chế tạo ra hàng loạt người máy nói được nghe được. Việc đó không còn là khó khăn nữa. Vậy thì người máy tại sao lại biết nghe và hiểu được tiếng người?

Để giải đáp được câu hỏi này, chúng ta trước hết hãy xem qua một người làm sao để nghe được lời nói của người bên cạnh.

Chúng ta biết rằng tai con người là một khí quan rất phức tạp. Nó được tạo thành bởi rất nhiều tế bào lông và bộ cộng hưởng. Trên tế bào lông có mọc nhiều lông tơ. Những lông này có thể tiếp nhận âm thanh truyền đến và khiến những âm thanh này chuyển thành tín hiệu điện kiểu mạch xung. Những mạch xung điện này lại truyền tới khu thính giác của đại não dẫn tới thính giác. Lúc này đại não sẽ căn cứ vào sự to nhỏ, mạnh yếu của tín hiệu điện để phán đoán hàm nghĩa của lời người bên cạnh.

Người máy sở dĩ có thể nghe hiểu được lời người là do nó có được "cơ quan thính giác" tựa như tai người. Tuy rằng "tai" của người máy không tinh tế và phức tạp như tai người. Nhưng nguyên lí thính giác của cả hai về cơ bản là như nhau.

"Tai" của người máy là bộ cảm biến thính giác. Nó có thể sinh ra phản ứng với âm thanh và đưa ra tín hiệu tới "vùng thính giác". Người máy muốn nhận ra được rõ ràng lời nói của con người và nội dung cũng không phải là việc dễ dàng. Bởi vì âm thanh của con người chịu ảnh hưởng của tuổi tác, giới tính, vùng quê, sinh lí và tình cảm. Do vậy muốn hiểu được lời người nói, với người máy là một vấn đề rất khó. Để thực hiện việc đối thoại giữa con người và người máy, trước hết cần phải quy định là phải nói chuyện với người máy bằng ngôn ngữ tiêu chuẩn. Sau đó là phải hạn định lượng từ sử dụng trong đối thoại. Đó là điều kiện tiên quyết để người máy nghe hiểu được tiếng người. Thế nhưng vẫn chưa đủ, người máy còn phải có một "đại não" - máy tính, để hiểu và phán đoán được hàm nghĩa của âm thanh.

Chỉ như vậy thì người máy mới có thể thực sự nghe hiểu được tiếng người.

Thảm kịch Bhopal phát sinh như thế nào?

Thành phố Bhopal, thủ phủ bang Madhya Pradesh (Ấn Độ) có nhà máy liên hợp hóa chất Union Carbide sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Ngày 3/12/1984, nhà...

Tại sao nói con mối không phải là con kiến?

Con mối (bách nghĩ) và con kiến (mã nghĩ) đều có cũng một chữ "nghĩ" (theo cách gọi của người Trung Quốc), nên người Trung Quốc thường gọi nhập chúng làm một.

Vì sao muỗi thích đốt người mặc đồ sẫm màu?

Đôi khi bên bàn ăn, bạn bị muỗi đốt chí tử, trong khi nhưng người khác vẫn bình an vô sự. Có thể bạn cho rằng máu mình "ngọt" hơn, nên chúng thích tìm đến. Thật ra, đó là vì màu quần áo bạn rất hợp "gu" của chúng.

Vì sao ở đa số người, tay phải mạnh hơn tay trái?

Trên 90% nhân loại có thói quen dùng tay phải làm việc. Tay phải của họ cả về lực, độ to nhỏ hoặc về trọng lượng đều mạnh hơn tay trái.

Tại sao sóng điện từ lại được coi là một dạng ô nhiễm môi trường?

Cuộc sống hiện đại khó có thể tách rời các thiết bị điện như tivi, tủ lạnh, máy tính... Các thiết bị điện đã góp phần nâng cao mức sống cho nhân loại, nhưng nó cũng mang đến không ít vấn đề.

Làm thế nào tính nhanh được lượng thảm cần mua để trải trên cầu thang?

Một trường học đã xây dựng xong một thư viện đẹp đẽ nếu trên các cầu thang lại trải thảm thì sẽ tăng phần thanh khiết, sang trọng. Thế nhưng bạn có...

Vì sao cấm dùng bột giặt có phôtpho?

Ngày nay, chất lượng nước của sông hồ đều giảm thấp, đó là do một lượng lớn nước thải sinh hoạt lẫn vào. Trong nước thải sinh hoạt thì chất tẩy rửa là...

Vì sao có lúc chúng ta chỉ cần số có giá trị gần đúng?

Nếu có người hỏi bạn “năm nay bạn bao nhiêu tuổi”. Bạn trả lời “tôi 15 tuổi”.

Tiết khí được xác định như thế nào?

Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời mất 365 ngày 5h48'46, Trái Đất tự quay quanh mình một vòng mất 23h56'4. Vì quỹ đạo quay quanh Mặt Trời không...