Cái gì mới là nhân tố thực sự quyết định sự được thua của cuộc thi kéo co?

Thi kéo co là thi cái gì? Rất nhiều người sẽ nói: tất nhiên là thi xem sức lực của đội nào lớn hơn đấy thôi! Trên thực tế, vấn đề không đơn giản như vậy. 

Xét từ nguyên lí cơ học, hai đội tham gia kéo co, lực kéo giữa họ với nhau không hơn kém bao nhiêu. A đặt lên B một lực kéo lớn bao nhiêu thì B cũng đồng thời sinh ra đối với A một lực kéo lớn bấy nhiêu. Ngược lại, tình hình B đối với A cũng như vậy. Đó là điều mà định luật thứ ba của Newton đã xác định. Tức là khi vật thể A tác động một lực lên vật thể B, vật thể B cũng đồng thời tác động một phản lực lên vật thể A. Lực và phản lực bằng nhau về độ lớn, tác động ngược chiều nhau, và cùng ở trên một đường thẳng. Có thể thấy là lực kéo giữa hai bên không phải là nhân tố quyết định thắng thua. 

Vậy cái gì mới là nhân tố thực sự quyết định sự được thua của cuộc thi kéo co? Một là, tay nhất định phải giữ chặt sợi dây thừng, dựa vào lực ma sát giữa tay và dây thừng để ngăn không cho dây tuột ra khỏi tay. Hai là phải làm cho mặt đất có lực ma sát đủ lớn đối với bàn chân của những người kéo co để chống lại lực kéo của đối phương. Có thể nói, chỉ cần tay nắm chặt dây thừng, lực thực sự khi kéo co đến từ chân của người, tức là lực ma sát giữa bàn chân và mặt đất. Làm thế nào để có thể tăng lực ma sát đó lên? Trước hết, đi loại giày dưới đế có hoa văn lồi lõm, có thể gia tăng hệ số ma sát, làm cho lực ma sát tăng lên. Thêm nữa, trọng lượng cơ thể của những người kéo càng nặng, áp lực đối với mặt đất càng lớn, lực ma sát cũng sẽ tăng lên. Người lớn và trẻ con kéo co, người lớn thắng dễ dàng, mấu chốt là ở chỗ người lớn có trọng lượng cơ thể lớn hơn của trẻ con. 

Cố nhiên, trong cuộc thi kéo co thực tế, việc thắng thua phụ thuộc rất lớn vào mức độ kĩ xảo của người tham gia. Ví dụ như, chân cố sức giẫm xuống đất, trong thời gian ngắn có thể sinh ra áp lực đối với mặt đất vượt quá trọng lượng cơ thể của mình. Hoặc ngửa người ra phía sau, dựa vào lực kéo của đối phương để tăng áp lực đối với mặt đất, v.v. Mục đích đều là tìm mọi cách làm tăng lực ma sát của mặt đất đối với bàn chân để giành lấy thắng lợi của cuộc thi. 

Tại sao trong đầu của cá hoa vàng có hai viên đá nhỏ?

Trong khoang tai của cá có mọc một loại đá nghe bằng chất vôi. Hình dạng và sự lớn bé của nó ở trong các loại cá rất khác nhau.

Tại sao làm ống khói cao lại tốt hơn ống khói thấp?

Bất kể là ống khói của các nhà máy hay ống khói lò sưởi trong các gia đình đều được làm rất cao. Tại sao lại như vậy?

Vì sao ruồi bay có tiếng, nhưng bướm lại không?

Khi ruồi muỗi lượn quanh, từ xa, bạn đã nghe thấy tiếng “động cơ” vo vo của chúng. Nhưng bướm thì dù có ghé sát tai vào bạn cũng không thể nghe được gì cả. Phải chăng ruồi muỗi có cơ quan "phát thanh" đặc biệt?

Tại sao tàu phá băn có thể phá được băng?

Mỗi khi mùa đông đến, các vịnh cảng và mặt biển ở phương Bắc thường bị đóng băng, làm cản trở tàu bè đi lại. Để tiện cho việc tàu bè có thể ra vào...

Vì sao không nên dùng mắt trực tiếp quan sát nhật thực?

Nhật thực là hiện tượng tự nhiên hiếm thấy, đặc biệt nhật thực toàn phần càng kỳ quan, tráng lệ. Trong một thời gian ngắn, các nhà khoa học đã dùng...

Tại sao phòng quan trắc thiên văn thường có mái tròn?

Thông thường mái nhà nếu không bằng thì cũng nghiêng, chỉ riêng mái các phòng quan trắc của đài thiên văn thì hình tròn, trông xa giống như một bánh bao lớn. Phải chăng họ làm dáng cho nó hay chỉ để trông cho lạ mắt?

Thân hình của cá voi râu lớn như vậy, tại sao lại cứ ăn tôm cá nhỏ?

Cá voi có rất nhiều giống loài, các nhà phân loại học động vật căn cứ vào đặc điểm của chúng mà chia thành 2 loại: một loại có thân hình rất lớn,...

Lớp phủ phía sau tấm gương bằng bạc hay thuỷ ngân?

Bạn hãy tự xem xét kỹ mặt sau của tấm gương soi. Bạn sẽ thấy chính là màu sáng lấp loáng của lớp bạc.

Vì sao cá sống dưới băng thường tụ tập đến các lỗ thủng?

Về mùa đông, nhiệt độ ở các nước hàn đới xuống rất thấp, thường dưới 0 độ C nên ao hồ sông ngòi đều bị phủ một lớp băng dày. Trong thời gian này, cá...