Tại sao máy tính có thể trở thành "chuyên gia"?

Chuyên gia" là chỉ những nhân tài chuyên môn sâu trong một lĩnh vực nào đó, như chuyên gia cơ khí, chuyên gia máy tính, chuyên gia y học, chuyên gia thiết kế cầu, v.v. Chuyên gia là những người đã tích lũy được những tri thức chuyên môn về một lĩnh vực nào đó qua việc học tập và thực tiễn lâu dài. Người ta cũng hi vọng là máy tính có thể trở thành "chuyên gia" như con người, hy vọng là nó có thể chẩn đoán và kê đơn thuốc cho bệnh nhân như là bác sỹ, có thể thăm dò khoáng sản như nhà địa chất, có thể dự báo thời tiết như các nhà khí tượng thủy văn. Vậy máy tính có thể trở thành "chuyên gia" được không? Chắc chắn được.

Máy tính sở dĩ có thể trở thành "chuyên gia" là vì con người đã cho nó tri thức và để nó có thể suy lí như bộ não con người, từ đó có thể giải đáp các vấn đề. Một quá trình như vậy được thực hiện bằng một hệ thống phần mềm của máy tính. Hệ thống này gọi là "Hệ thống chuyên gia". Năm 1965, Feigenbaun và các đồng sự ở Trường đại học Stanford, Mĩ lần đầu tiên đã kết hợp được tri thức lĩnh vực của chuyên gia với phương pháp suy lí, và đã nghiên cứu chế tạo thành công hệ thống chuyên gia DENDRAL, đạt tới trình độ công tác ngang với các nhà khoa học.

Một hệ thống chuyên gia có kết cấu hoàn chỉnh thường được tạo thành bởi sáu bộ phận: Kho tri thức, kho dữ liệu, máy suy lí, cơ chế lấy tri thức, cơ chế giải thích và giao diện người - máy. (Giao diện: phần giao kết của hai hệ thống khác nhau hoặc hai bộ phận có tính chất khác nhau trong một hệ thống. Thường chia ra hai loại là giao diện phần cứng và giao diện phần mềm. Loại đầu là tuyến tiếp nối và mạch điện điều khiển lôgic hữu quan được thiết kế để kết nối các bộ phận của máy tính, kết nối các máy tính, kết nối máy tính với hệ thống ngoại vi. Loại sau là chương trình được thiết kế để kết nối hai lớp chương trình - chú thích của người dịch).

Kho tri thức dùng để lưu trữ các tri thức chuyên môn mà các chuyên gia lĩnh vực cung cấp. Trong kho dữ liệu ở trạng thái hiện tại đang lưu trữ các vấn đề cụ thể cần được giải đáp. Máy suy lí lựa chọn những tri thức cần thiết trong kho tri thức để tiến hành suy lí đối với những tin thuộc vấn đề hiện tại trong kho dữ liệu. Cơ chế lấy tri thức vừa tiếp nhận sự mở rộng và sửa đổi đối với kho tri thức của chuyên gia, vừa tự động tiến hành việc sửa chữa và hoàn thiện các tri thức trong kho tri thức, dựa theo tin phản hồi. Cơ chế giải thích trả lời những câu hỏi về hệ thống mà người dùng máy nêu ra và cung cấp các luận cứ cùng thuyết minh để có được đáp án này. Giao diện người - máy làm công tác "phiên dịch" hai chiều giữa hệ thống và người sử dụng.

Hệ thống chuyên gia có khi có thể xử lý các vấn đề phức tạp còn tốt hơn các chuyên gia là người. Ví dụ là các mặt như thiết kế cấu trúc, phân tích dữ liệu và chẩn đoán, công việc của hệ thống chuyên gia thường là vượt trội so với các chuyên gia thông thường là con người.

Tại sao gia đình người máy lại có hình thù khác nhau?

Sự cố rò rỉ hạt nhân có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

Sau khi phát sinh sự cố rò rỉ hạt nhân, phần lớn các nguyên tố hạt nhân phóng xạ sẽ khuếch tán vào môi trường, trực tiếp uy hiếp an toàn tính mạng của...

Thế nào là kiến trúc thông minh?

Năm 1984, ở thành phố Harford, bang Connecticut của Mỹ, người ta tiến hành cải tạo một toà nhà lớn kiểu cũ. Các ban ngành liên quan đã dùng máy tính...

Tên lửa photon là gì?

Để nâng cao tốc độ bay của tên lửa trong vũ trụ, các nhà khoa học luôn tìm kiếm nguồn năng lượng mới. Năm 1953 nhà khoa học Đức đưa ra ý tưởng tên lửa...

Vì sao căn cứ vào Mặt Trăng có thể biết được thời tiết?

Dân gian Trung Quốc có không ít câu ngạn ngữ căn cứ vào Mặt Trăng để phán đoán thời tiết. Ví dụ: "Không sợ mồng 1 tối, chỉ sợ mồng 2 mồng 3 tối, không...

Tại sao kiến không bị lạc đường?

Loài kiến sống cuộc sống theo đàn, chúng đều có "nhà" của chính mình. Vào thời tiết nắng ấm, chúng thường phải ra ngoài tìm kiếm thức ăn, có khi phải đi đường rất xa.

Thêm dấu vào các chữ số của đồng hồ để tổng đại số của các con số bằng 0?

Trong một quyển sách toán cấp hai có một bài toán khá lí thú sau đây: Trên mặt đồng hồ có 12 con số, bạn hãy đặt các dấu cộng (+) dấu trừ (-) trước...

Tại sao la không đẻ được la con?

"Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu", đó là quy luật di truyền của giới thực vật.

Nói điện thoại càng to thì người nghe càng rõ có phải không?

Người hay gọi điện thoại có một thể nghiệm thế này, khi đối phương nghe không rõ thì ta thường là cao giọng lên để nói. Như vậy liệu đối phương có...