Phải chăng trên trái đất từng có chim phượng hoàng?

Phượng hoàng, đây là một đề tài mà các hoạ sĩ luôn thích vẽ, hiện nay còn có một số mặt hàng lấy phượng hoàng để làm nhãn hiệu, như diêm, xe đạp... Phượng hoàng trên tranh vẽ là một con chim lớn, cổ dài, toàn thân được phủ lông vũ 5 màu rực rỡ, phần cổ phủ đầy lông tơ ánh vàng lấp lánh, có cái mỏ, đôi chân và chiếc đuôi dài của gà... Trong sách cổ có nói tiếng hót của nó giống như âm hưởng của tiếng tiêu, tiếng khèn.

Không ít sách cổ còn ghi có một loại chim gọi là chim bằng hoặc chim cỡ nhỏ của chim đại bàng. Trên thực tế đó cũng chính là phượng hoàng. Theo truyền thuyết dân gian, khi phượng hoàng bay có vô số chim nhỏ bay cùng nó cho nên dùng chữ "bằng" (bạn bè) biểu thị bầy đàn để cho thấy đặc điểm này. Nhưng vì nó là chim cỡ nhỏ nên cạnh chữ "bằng" thêm chữ "điểu". Trên thực tế, trong các sách cổ như "Thuyết văn", "Tự lâm" đã khẳng định rất rõ ràng điểm này: chữ "bằng" chính là chữ "phượng" của phượng hoàng trong văn cổ.

Trong giới tự nhiên, muốn đi tìm loài phượng hoàng đã được miêu tả hoàn toàn giống như trong sách cổ và trên tranh vẽ, về cơ bản đó là điều không thể có. Theo các học giả Trung Quốc và nước ngoài, sau khi nghiên cứu đã khẳng định: hình tượng của tất cả phượng hoàng, trên thực tế chính là chim trĩ được người xưa mĩ hoá và thần thánh hoá.

Chim trĩ còn gọi là gà gô hoặc gà rừng, được phân bố ở rất nhiều nơi ở Trung Quốc. Trĩ trống có thân hình khá lớn, tư thế ung dung khoẻ mạnh, má màu đỏ, lông màu xanh lục, pha tạp nhiều màu sắc, có màu kim loại sáng lấp lánh, lông đuôi rất dài, có chấm vàng rất đẹp. Trĩ mái thân hình nhỏ hơn, lông trên thân phần lớn có màu nâu chè.

Trong tài liệu nguyên thuỷ, con người miêu tả về hình tượng phượng hoàng, tất nhiên là dáng vẻ đẹp đẽ của trĩ trống chứ không lấy dáng vẻ chẳng có gì nổi trội của chim mái. Trên thực tế, trong sách cổ còn gọi phượng hoàng "chim giống như chim hạc", "gà hứng thú". Nhà thơ Lí Bạch đời Đường cho chúng ta hiểu rõ hơn: "Sở nhân bất thức phượng; Trọng giá cầu sơn kê" (người Sở không biết phượng hoàng cho nên rất coi trọng gà rừng). Coi gà rừng là phượng hoàng, đủ thấy từ thời cổ đại đã có không ít người đồng ý với khái niệm phượng hoàng là chim trĩ rồi.

Tuy nhiên vẫn có một số người cho rằng: phượng hoàng là một loài trĩ lớp chim, từ thời xa xưa đã từng tồn tại, sau này có sự thay đổi của môi trường không thuận lợi cho sự sinh tồn của chúng dẫn đến tuyệt chủng. Nhưng về mặt lịch sử, mãi đến tận đời nhà Nguyên cách đây hơn 600 năm, vẫn thấy ghi chép về sự xuất hiện của phượng hoàng, và "phương hoàng" này khác hoàn toàn với truyền thuyết. Vì vậy, đại đa số các nhà động vật học cho rằng phượng hoàng là loài chim nhỏ thuộc về họ chim trĩ.

Nếu nối các mạch máu của bạn lại với nhau thì chúng sẽ có độ dài là bao nhiêu?

Chiều dài đó sẽ là 60.000 dặm, tương đương với 96.

“Cách mạng số” là gì vậy?

Nhà triết học Hi Lạp cổ đại Pythagoras cách đây hơn 2500 năm đã từng nói: “Tất cả đều là con số. Đến ngày hôm nay sau 25 thế kỉ, câu này đã có được sự...

Thế nào là vật liệu siêu dẫn?

Vật liệu siêu dẫn là loại vật liệu có tính chất đặc biệt: Chúng có điện trở bằng không. Vào năm 1911, một nhà vật lý Hà Lan là Maoneis tìm thấy ở...

Vì sao khi bị ngã từ trên cao, mèo vẫn bình yên rơi xuống đất?

Mèo có một bản lĩnh làm cho người ta hết sức kinh ngạc: khi ngã từ trên cao xuống, chẳng những nó không bị dập chết, mà còn có thể bình yên rơi xuống đất, bốn chân tiếp đất an toàn.

Khi phía trước có thức ăn và có cả sự nguy hiểm thì mèo sẽ hành động ra sao?

Nó sẽ có những hành động mang tính mâu thuẫn như lùi về phía sau rồi lại tiến lên phía trước.

Vì sao phải khống chế "ô nhiễm màu trắng"?

Nhựa là loại nguyên liệu mới, chúng có nhiều ưu điểm như: nhẹ, không thấm nước, bền và giá rẻ. Từ ngày đồ nhựa ra đời đến nay chúng được dùng rộng rãi...

Tại sao con người không bị văng ra khỏi Trái đất, khi Trái đất quay?

Khi xoáy nhanh cái ô che mưa, những giọt nước mưa sẽ từ xung quanh ô văng ra. Trái đất quay nên tại Hà Nội mọi vật cũng quay với vận tốc 1.

Vì sao Nhật Bản và quần đảo Hawai đặc biệt nhiều núi lửa?

Thái Bình Dương rộng lớn, chiếm 1/3 diện tích Trái Đất, Dưới đáy Thái Bình Dương có nhiều vùng lõm sâu trên 8.000 m.

Vì sao sinh ra bệnh nghề nghiệp?

Bệnh nghề nghiệp là loại bệnh do tiếp xúc phải những chất có hại trong môi trường hành nghề gây nên. Các nước trên thế giới đều có bệnh nghề nghiệp ở...