Giun đất có mắt hay không?

Giun đất, còn được gọi là "khúc thiện", "địa long". Loại động vật có đốt sống lặng lẽ không ai biết này có cơ thể dài, sống trong đất ẩm ướt, tơi xốp, đi lại thoải mái. Khi gặp hòn đá hay gốc cây cứng, chúng sẽ chuyển hướng rất nhanh, đi đường vòng qua. Vậy thì, bằng cách nào chúng biết phía trước có chướng ngại vật?

Có người nói, giun đất có mắt, chúng dựa vào hai mắt để phân biệt phương hướng; cũng có người nói, động vật có đốt còn bậc thấp hơn côn trùng, tổ chức của chúng còn chưa phân hoá thành mắt. Theo nghiên cứu của các nhà động vật học thì giun đất do sống lâu ở dưới đất, phần đầu đã bị thoái hoá và không có mắt. Nổi lên ở phía trước phần đầu là mồm, gọi là mồm lá trước, không có tác dụng thị giác, chỉ dùng để tìm thức ăn và đào đất chui lỗ.

Tuy giun đất không có mắt, nhưng cơ quan xúc giác lại rất phát triển, bao gồm giác quan biểu bì, giác quan khoang miệng, giác quan tia sáng..., đối với những vật thể và môi trường mà giun tiếp xúc trong khi tiến lên phía trước, chúng đều có thể phản ứng rất nhạy cảm.

Các nhà khoa học đã làm hai cuộc thử nghiệm đối với xúc giác của giun đất như sau: cuộc thử nghiệm thứ nhất là đặt một tấm thép hoặc một hòn đá trên đường đi của giun đất, sau khi da của giun đất tiếp xúc với những vật thể này thì chúng lập tức chuyển hướng để lẩn tránh; cuộc thử nghiệm thứ hai là để giun đất ở những nơi có ánh sáng cường độ không giống nhau, kết quả là giun đất đi về phía ánh sáng yếu. Điều đó cho thấy giun đất dùng cơ quan xúc giác thay thế chức năng mắt, ngoài ra rất mẫn cảm đối với cường độ của ánh sáng, gặp ánh sáng mạnh thì sẽ lẩn trốn theo bản năng, điều này chứng minh rằng nó hoàn toàn thích ứng với cuộc sống trong đất.

Sắp xếp lịch thi đấu theo thể thức thi đấu vòng tròn như thế nào?

Chúng ta đã biết cách tính số trận đấu theo thể thức thi đấu vòng tròn. Thế nhưng việc sắp xếp lịch thi đấu thế nào để các đấu thủ có thể gặp các đấu...

Tại sao rắn có thể nuốt thức ăn to gấp nhiều lần so với đầu của nó?

"Lòng tham vô đáy của con rắn bé nhỏ, nó muốn há miệng, nhe răng để nuốt trôi con voi to lớn...".

Thế nào là sinh vật tích lũy và sinh vật phóng đại?

Vừa đọc xong tiêu đề này chắc bạn sẽ nảy ra hàng loạt nghi ngờ. Vì sao sinh vật lại tích lũy và phóng đại? Chúng tích lũy và phóng đại cái gì? Chúng...

Vì sao vào mùa hè, trẻ em hay nổi rôm?

Rôm là những nốt mẩn đỏ, rất dễ phát sinh khi trời oi bức. Nó xuất hiện do mồ hôi quá nhiều nhưng không được bài tiết một cách thuận lợi, khiến cho da...

Tại sao vật liệu nhựa cũng có thể dùng làm nhà?

Hàng trăm hàng ngàn năm nay, nhà ở của con người phần lớn là làm bằng tre, gỗ hoặc đất, đá. Trong kiến trúc hiện đại, kết cấu bê tông cốt thép rắn,...

Vì sao vào mùa hè, trẻ em dễ bị rôm, mụn nhọt?

Rôm và mụn nhọt đều do khuẩn cầu bồ đào thâm nhập vào da gây ra, xuất hiện nhiều vào mùa hè, nhất là ở trẻ em.

Vì sao ong chúa sống lâu gấp 10 lần ong thường?

Có thể bạn sẽ nói rằng, ong chúa sống lâu bởi nó to gấp 3, gấp 4 lần những con ong thợ khác. Hoặc vì nó có nhiệm vụ đẻ trứng và duy trì nòi giống cho...

Làm sao mà Acximet biết vương miện của vua có pha bạc?

Có một giai thoại rằng, thời Hy Lạp cổ đại, có một vị vua đã trao cho người thợ bạc của mình một ít vàng để anh ta làm vương miện...

Thế giới có bảy kỳ quan nào?

Hai thế kỷ trước Công nguyên, thành La Mã có một tác giả lữ hành gia tên là Antơbat. Sau khi đi chu du ở các nước trên thế giới, ông đã nêu lên bảy...