Người câm điếc có thể dùng điện thoại không?

Maria là cô gái câm điếc sinh ra tại đất nước Ôxtrâylia. Lúc ba tuổi, do sự cố trong điều trị mà từ đó cô phải sống trong thế giới vô thanh. Người câm điếc tuy không thể "nói" và "nghe", nhưng có thể "viết" và "nhìn". Thế là người ta nghiên cứu ra một loại máy "điện thoại người điếc" cho họ dùng. Loại máy này là sự giao lưu nhờ vào chữ viết, nhằm đạt mục đích trao đổi lời. Ngày nay, Maria đã có một chiếc điện thoại cho riêng mình, cô có thể như mọi người giao lưu với xung quanh bằng điện thoại.

Máy điện thoại cho người điếc do ba kĩ sư người Mêhicô phát minh ra. Nó được cấu trúc bởi bảng mạch điện, bàn phím và một màn hình tinh thể lỏng. Nguyên lí làm việc của loại máy này không phức tạp. Trên máy điện thoại thông thường có bốn hàng, ba cột phím số. Trên mỗi phím số từ 2 đến 9 có ba con chữ. Còn máy điện thoại dùng cho người điếc thì lại biểu thị có quy luật mỗi con chữ bằng hai con số. Khi gọi điện thoại tới máy người điếc bằng máy điện thoại bình thường, ta bấm vào con số, điện thoại người điếc sẽ dịch mã số ra thành chữ và hiển thị lên màn hình tinh thể lỏng. Dùng máy điện thoại người điếc gọi tới máy bình thường thì thông qua phím chữ trên bàn phím và các phím chức năng khác để biến "lời" mình cần "nói" ra thành nội dung văn bản. Nó sẽ hiển thị trên màn hình, rồi qua thiết bị này mà chuyển hóa thành lời và truyền tải đến ống nghe của đối phương. Điện thoại cho người điếc ngoài các chức năng lưu trữ, gọi lại (redial) như điện thoại thông thường ra, còn có chức năng lựa chọn. Nó có thể căn cứ vào việc đối phương sử dụng điện thoại người điếc hay là điện thoại thông thường mà tự động thay đổi, màn hình có thể tự động hiển thị trạng thái bấm số. Như vậy, người câm điếc cũng có thể giao lưu bình thường như mọi người bằng điện thoại.

Ngoài điều này ra, còn có một loại điện thoại "truyền tải tiếng bằng xương" gọi là "điện thoại cốt truyền". Đây cũng là loại máy chế tạo riêng cho những người thính giác kém và bộ máy phát âm có trở ngại. Nguyên lí của nó cũng tựa như máy trợ thính, chuyển màng rung trong ống nghe của máy điện thoại bình thường thành vật lồi lên được làm bằng chất dẻo (plastic). Lúc nghe thì làm cho xương đáng (nối xương chẩm và tai trong) bên tai người nghe chấn động. Từ đó mà đạt được mục đích truyền thanh. Lúc nói thì lợi dụng rung động của yết hầu để trao đổi lời thoại.

Vì sao đèn nêông có nhiều màu?

Vào ban đêm ở các thành phố, đô thị, nhà nhà đã lên đèn. Nào là đèn sáng trắng, đèn ánh sáng ban ngày, đèn ánh sáng cầu vồng nhiều màu, khoe sắc lung...

Cửa sông Trường Giang cổ đại nằm ở đâu?

Mở bản đồ nhìn thoáng qua ta đã thấy cửa sông Trường Giang đổ vào biển, tựa như miệng lớn của con rồng: khu vực Giang Tô hướng ra phía đông là môi...

Con người có thể sống dưới biển được không?

Biển cả mênh mông, tôm cá lên xuống tung tăng, thoải mái. Lúc thì chúng bơi lên đón ánh nắng Mặt Trời, lúc lại bơi xuống sâu dưới đáy biển.

Tại sao dễ nhớ những công việc chưa xong?

Trong cuộc sống, có những việc hoàn thành hôm trước, hôm sau nó đã bay sạch khỏi đầu ta, cứ như chưa hề hiện diện vậy. Ấy thế mà những việc chưa xong,...

Cá ngủ bằng cách nào?

Bình thường các loài cá sống mà chúng ta nhìn thấy hầu như đều đang bơi lội tung tăng. Cho dù có cá biệt, loài cá tĩnh tại ở một chỗ cũng có thể nhìn thấy vây và mang của nó đang hoạt động có quy tắc.

Tại sao gà thích ăn sỏi?

Đối với gà mà nói thì hạt thóc, hạt mạch... có thể được coi là "sơn hào hải vị" của chúng. Tuy nhiên, cho dù bạn dùng những thức ăn này để nuôi chúng, chúng vẫn thích mổ đông bới tây để tìm ăn những hạt sỏi và hạt cát.

Tại sao vỏ cây đỗ trọng sau khi bẻ sẽ có sợi rất dai?

Chúng ta ăn ngó sen tươi non trắng, bẻ đôi nó, sẽ thấy có rất nhiều những sợi tơ mảnh nối liền có thể kéo dài hơn 10 cm. Nếu đặt dưới kính hiển vi...

Thuỷ tinh hữu cơ và thuỷ tinh thường có gì khác nhau?

Không ít người cho rằng thủy tinh hữu cơ và thủy tinh thường là "cùng một họ", thực ra chúng hoàn toàn khác nhau. Nguyên liệu để chế tạo thuỷ tinh...

Tại sao âm nhạc lại có thể thúc đẩycây trồng phát triển?

Chúng ta hay nói “đàn gảy tai trâu” để ví một người không hiểu gì về âm nhạc. Nhưng trong chuồng bò, chuồng gà mà thường xuyên phát ra những bản nhạc...