Tại sao người đi Trăng cũng đi theo?

Nhiều người đã từng tự nhận thấy hiện tượng sau khi bước đi dưới ánh trăng, những vật thể ở đằng xa lùi dần về phía sau còn vầng trăng dường như lại đi theo bước chân người. Chúng ta đi nhanh, trăng cũng đi nhanh. Chúng ta dừng lại, trăng cũng dừng lại. Tất nhiên, mọi người chúng ta đều hiểu rằng trong thực tế không có chuyện trăng đi theo con người, vậy thì nguyên nhân tại sao?

Thì ra, khi chúng ta bước đi, phương hướng của hướng nhìn (đường thẳng từ mắt đến vật được quan sát) luôn thay đổi. Chẳng hạn, khi ta đi đến điểm A, ta nhìn thấy một thân cây cách đó vài chục mét giữa hướng nhìn và phương hướng đến tạo thành góc kẹp 1. Khi ta bước đến điểm B, hướng nhìn và phương hướng đến tạo thành góc kẹp 2. Rõ ràng là góc kẹp 2 lớn hơn góc kẹp 1, tức là phương hướng của hướng nhìn lệch vệ phía sau, kết quả là có vẻ như thân cây lùi lạiTuy nhiên, do khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất lớn hơn khoảng cách giữa con người với thân cây, góc nhìn khi ta quan sát Mặt Trăng tại điểm B thay đổi so với góc nhìn tại điểm A nhưng thay đổi này vô cùng nhỏ, bằng mắt thường không thể phân biệt được. Do vậy, hướng nhìn Mặt Trăng tại điểm B gần như song song với hướng nhìn Mặt Trăng tại điểm A nên khi ngắm trăng, có vẻ như trăng di chuyển theo con người.

Vì sao phát điện bằng năng lượng Mặt Trời, phát điện bằng sức gió còn bị hạn chế?

Mặt Trời hàng năm cung cấp cho mặt đất một nguồn năng lượng tương đương với đốt cháy 1,3 x 1014 tấn than đá tiêu chuẩn, trong đó 30% bị phản xạ trở...

Sư tử và hổ, ai là kẻ mạnh hơn?

Trên thực tế, hổ sống ở Châu Á, sư tử sản sinh ở Châu Phi. Có thể nói hai loài hùng bá mỗi phương, không có cơ hội để đọ sức, để phân mạnh, yếu.

Thế nào là sóng vô tuyến vũ trụ?

Nói đến phát sóng vô tuyến người ta vẫn có cảm giác đó là một danh từ khoa học bí ảo, sâu xa và trừu tượng. Thực ra nó chính là sóng vô tuyến trong...

Tại sao bọ hung phải lăn vào bãi phân?

Mỗi năm, khi mùa hạ thu đến, ở bên cánh đồng và bên đường thường có thể nhìn thấy những đôi côn trùng cánh cứng đen trũi, béo mập đang dũi trong một đống rác màu xám đen, đó chính là "bọ hung đẩy cục phân" mà người ta thường nói.

Tam giác Pascal là gì?

Vào năm 1261, nhà toán học Trung Quốc thời Nam Tống là Dương Huy trong tác phẩm “Giải thích sách toán chín chương” đã trình bày một bảng số mà các số...

Côn trùng bảo vệ mình bằng cách nào?

Trong các loài vật hiện có trên Trái Đất, côn trùng chiếm khoảng 80%, có thể nói rằng, trong lịch sử biến hoá mấy tỉ năm của giới động vật, côn trùng là đông nhất.

Gan có tác dụng gì?

Nếu cơ thể là một xí nghiệp hóa chất liên hợp thì gan là nhà máy hóa chất quan trọng nhất. Bởi vì khi vận động, con người phải tiêu phí nhiều năng...

1 + 1 = 1?

Ở toán học sơ cấp, chúng ta đã biết 1 + 1 = 2. Nhưng khi học đến hệ đếm cơ số 2 thì 1 + 1 = 10 mà không phải là 1 +1 = 2, bởi vì trong hệ đếm cơ số 2...

Có phải rắn thè lưỡi ra để doạ người không?

Hầu hết tất cả các loài rắn đều có một cái lưỡi đỏ tươi và lại phân nhánh, còn được gọi là "xà tín".