Điều gì quyết định tửu lượng của một người?

Rượu là loại thức uống đặc biệt. Thành phần chủ yếu của rượu là nước và một hợp chất là rượu etylic. Rượu etylic còn gọi là cồn tinh khiết. Người ta thích uống rượu là vì rượu có thành phần cồn etylic.

Người ta chỉ có thể tiếp nhận rượu trong mức độ nhất định. Quá giới hạn đó sẽ bị ngộ độc rượu mà người ta thường gọi là say rượu. Người say rượu sẽ đỏ mặt, nôn mửa, thần trí không định, có ảo giác... Nếu ngộ độc rượu quá nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Thế tại sao có người lại có tửu lượng lớn, uống rượu rất khó say, có người tửu lượng nhỏ, chỉ uống một ngụm nhỏ đã say rồi?

Khi uống rượu vào cơ thể, rượu sẽ nhanh chóng đi vào máu. Ở trong máu, men rượu etylic sẽ tiến hành các tác dụng khác nhau, thực hiện một loạt các biến đổi phức tạp. Đầu tiên rượu bị oxy hoá để biến thành các hợp chất khác, cuối cùng biến thành cacbon đioxit. Trong quá trình này, các loại men khác nhau tuỳ theo chức năng sẽ phân công hợp tác cùng tiến hành một loạt các biến đổi phức tạp, trong đó khó nhất, chậm nhất là việc chuyển rượu etylic thành anđehyt etylic do men anđehyt hoá xúc tiến hoàn thành. Thiếu loại men anđehyt hoá, rượu etylic khó biến thành anđehyt etylic và do đó các diễn biến tiếp theo cũng khó tiếp tục được. Với các xúc tác men, mỗi loại men chỉ chuyên môn hoá cho một quá trình, các loại men khác không thể hỗ trợ cho quá trình anđehyt hoá. Vì vậy men xúc tác anđehyt có kịp thời chuyển hoá rượu thành anđehyt hay không là yếu tố quyết định tửu lượng của một người.

Có người trong máu có hàm lượng men xúc tác anđehyt hoá lớn, có thể nhanh chóng chuyển hoá rượu thành anđehyt, nên anh ta sẽ có tửu lượng lớn hơn một chút. Khi anh ta uống lượng rượu không lớn lắm thì không gây đỏ mặt, tim không đập mạnh, có uống nhiều một chút cũng khó say. Có người trong máu ít men xúc tác anđehyt hoá trong máu nên chỉ cần nhấp môi một chút rượu là mặt đỏ, và khi uống rượu sẽ rất dễ say. Cho dù là người có tửu lượng lớn cũng không nên ham uống "quá chén", vì rằng dù men anđehyt trong máu có nhiều một chút nhưng cũng là có hạn, vượt quá giới hạn thì bất kỳ ai cũng sẽ bị say rượu, rất có hại cho sức khoẻ.

1 + 1 = 1?

Ở toán học sơ cấp, chúng ta đã biết 1 + 1 = 2. Nhưng khi học đến hệ đếm cơ số 2 thì 1 + 1 = 10 mà không phải là 1 +1 = 2, bởi vì trong hệ đếm cơ số 2...

Tại sao màn hình cảm ứng lại có phản ứng ngay khi ta chạm vào?

Thời gian đầu người ta muốn đưa tin hay phát lệnh cho máy tính thì phải ấn các phím của máy. Khi con chuột ra đời, người ta lại thích dùng con chuột...

Dịch nhớt trên thân cá có công dụng gì?

Đa số loài cá, trên thân đều được bao bọc bởi lớp vảy cứng, nhưng cũng có một số ít loài cá như lươn, cá nheo, cá chạch...

Vì sao bốn mùa trong năm không dài như nhau?

Mỗi mùa trong năm không phải tròn trịa bằng số ngày một năm chia cho 4, mà được căn theo thời tiết phục vụ nhà nông. Vì thế, nó chẳng liên quan gì đến phép chia đều.

Vì sao nói rác thải là "của cải để sai chỗ"?

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và cuộc sống ngày càng được nâng cao, hàng năm rác thải cũng tăng lên với tốc độ 10%. Ngày nay rác thải đã trở...

Vì sao vịt không sợ nước mùa đông?

Đông đến, nước lạnh buốt, thậm chí đóng băng. Thò chân xuống là rụt lên ngay như phải bỏng, nếu ngâm lâu, nó tím tái như màu cà.

Có thể khám, chữa bệnh qua mạng không?

Năm 1994, những người làm công tác nghiên cứu ở Thượng Hải đã chế tạo thành công hệ thống khám, chữa bệnh từ xa và đã thực hiện thắng lợi việc khám...

Thực vật có thể sống được trong Vũ Trụ không?

Trong “Tây du ký”, thiên cung được miêu tả thành nơi cực lạc, ở đó có cây đào trường thọ và các loài hoa thơm quả ngon, kì lạ khác. Nhưng đó chỉ là...

Làm thế nào để việc kiểm tra bệnh định kì ít tốn kém nhất?

Ở một số nước có nền y học tiên tiến thường có việc kiểm tra định kì một số bệnh xã hội. Một phương pháp kiểm tra bệnh thông thường là phương pháp thử...