Tại sao chặt cây kê huyết đằng lại thấy “máu” chảy ra

Ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, Triết Giang của Trung Quốc có một loại cây thân mây, song có ra quả. Cây này thường quấn quanh thân của các loài cây gỗ khác. Vào tháng 8 hằng năm, cây ra những bông hoa có màu hồng, cũng có màu sắc đẹp.

Những cây ra hạt đậu thì rất nhiều, mà vẻ ngoài thì cũng chẳng lấy gì làm đặc biệt. Điều đáng nói là, bên trong thân của cây họ đậu này lại hàm chứa một chất đặc biệt mà các cây họ đậu khác không có. Nếu cắt đứt thân cây kê huyết đằng sẽ thấy một chất màu đỏ nâu chảy ra, một lúc sau sẽ sẫm lại như màu tiết gà (kê huyết). Vì thế mà cây này còn có tên gọi là “kê huyết đằng”.

“Máu” của cây kê huyết đằng là thế nào?

Chúng ta đều biết, thân của rất nhiều loài thực vật sẽ cứng cáp hơn theo từng giai đoạn phát triển. Phía bên ngoài là lớp vỏ cây, bên trong là gỗ. Phía bên trong của lớp vỏ thân cây kê huyết đằng có rất nhiều mạch tạo thành mô mạch. Và cứ 2-10 mô mạch sẽ được xếp thành một cụm màu hồng nhạt. Bên trong các mô mạch chứa đầy các chất màu nâu đỏ nhạt. Vì thế, khi thân cây bị chặt đứt, “máu” sẽ từ các mô mạch chảy ra. “Máu” này khi khô sẽ kết lại thành vệt keo màu sẫm, sáng ánh đen. Theo phân tích hoá học, ở đây có các chất tannin, đường reducing và nhựa cây...

Thân cây kê huyết đằng là một vị thuốc đông y, có tác dụng bổ huyết, thông huyết, giảm đau, thông kinh hoạt huyết; chuyên trị các bệnh máu hư, tê bại. Thân cây này cũng có thể nấu cao, và “Cao kê huyết đằng” ở Vân Nam được biết đến là cao tốt nhất. Người dùng thuốc có kinh nghiệm, thường cho cao “Cao kê huyết đằng” vào đun trong nước để giám định chất lượng của cao. Nếu thấy xuất hiện một sợi huyết gà, chứng tỏ đây là loại cao tốt.

Ngoài cây “kê huyết đằng” có thể chảy máu, ở Anh cũng có cây samu 700 tuổi cũng có khả năng chảy “máu”. Cây này cao hơn 7 m, kì lạ là, quanh năm suốt tháng luôn có một chất lỏng như “huyết dịch” từ cây ứa ra, dài đến hơn 2 m. Hiện tượng kì lạ ở cây samu này hấp dẫn cả vạn lượt du khách từ khắp nơi đến xem. Còn hiện tượng vì sao cây samu này có thể “chảy máu”, giới khoa học đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thoả đáng.

“Máu” của thực vật thực chất chỉ là một hình thức biểu hiện bên ngoài mà thôi. Thực vật có huyết dịch hay không? Bí mật này hiện vẫn chưa được bật mí!

Vì sao tóc cũng có thể dùng để đo lường ô nhiễm môi trường?

Napoleon, nhân vật làm mưa làm gió ở Châu Âu thế kỉ XIX đã mất năm 1821. Cái chết của ông vì có nhiều lời đồn đại nên đã trở thành một bí mật trong...

Tại sao nhân sâm chủ yếu mọc ở vùng Đông Bắc Trung Quốc?

Nói đến nhân sâm, người ta lại nghĩ ngay đến câu nói “Đông Bắc có tam bảo: nhân sâm, da chồn, ô lạp thảo”. Quả thực, nhân sâm là thực vật làm thuốc...

Vì sao tóc của một số thanh, thiếu niên bạc sớm?

Theo tuổi tác, tóc từ màu đen biến thành màu xám, rồi chuyển dần sang màu bạc. Tuổi càng già, tóc càng bạc, đó là điều đương nhiên, ai cũng không cho...

Tại sao máy tính lại coi là bộ não điện tử?

Loài người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên đã dần dần sáng tạo ra đủ loại các công cụ và khí giới. Những công cụ và thiết bị khí giới này thực chất...

Người máy làm thế nào để chui vào cơ thể con người?

Người máy công nghiệp thông thường tựa như một cỗ máy sắt thép cồng kềnh. Nó đương nhiên không thể chui trong cơ thể con người được.

Vì sao ô nhiễm dầu mỏ gây tác hại nghiêm trọng cho biển?

Năm 1991, sau khi bùng nổ Chiến tranh vùng Vịnh, để ngăn cản quân đội Anh, Mỹ can thiệp vũ trang, nhà đương cục I-rắc đã thiêu huỷ hàng loạt giếng dầu...

Tại sao lại nghe thấy tiếng sóng biển trong lòng vỏ ốc?

Không ít người trong số chúng ta đã từng có dịp đi nhặt vỏ ốc trên bãi biển. Những chiếc vỏ ốc là quà tặng hấp dẫn của biển dành cho con người.

Tại sao lúa lai lại phải gây giống hằng năm?

Đã có lúa lai có thể thu được sản lượng cao, tại sao không thể tự thụ phấn sinh sôi đời sau như lúa bình thường mà phải hằng năm tiến hành tạp giao...

Tại sao ngựa ngủ đứng?

Ngựa ngủ đứng là thói quen sinh hoạt của ngựa hoang truyền lại. Những con ngựa hoang sống ở trên thảo nguyên, sa mạc rộng mênh mông, trong thời kì cổ đại xa xưa.