Bí mật về sự sống trên Hoả Tinh như thế nào?

Đêm trong trời sáng, có lúc ta có thể nhìn thấy một hành tinh màu đỏ trên trời, đó là Hoả Tinh. Từ xưa đến nay con người luôn hứng thú tìm hiểu trên Hoả Tinh có tồn tại sự sống hay không. Vậy thực chất là thế nào?

Hoả Tinh rất giống Trái Đất, có bề mặt cứng chắc và bốn mùa thay đổi. Ban đầu khi con người dùng kính viễn vọng để quan sát Hoả Tinh, phát hiện trên đó có những đường nhỏ và màu sắc biến đổi theo bốn mùa. Do đó có người cho rằng, những đường vân nhỏ này là các "kênh đào" trên Hoả Tinh. Điều đó khiến cho nhiều người liên tưởng đến trên Hoả Tinh có lẽ giống như Trái Đất của ta, là một thế giới tràn trề sự sống. Nếu đúng thế thì con người không còn cô độc nữa.

Hơn 20 con tàu vũ trụ đã lần lượt thăm dò Hoả Tinh. Trong đó tháng 7 và tháng 9 năm 1976, hai con tàu "Cướp biển 1" (Viking 1) và "Cướp biển 2" của Mỹ đã đổ bộ lên bề mặt của Hoả Tinh. Kết quả thăm dò chứng tỏ bầu khí quyển Hoả Tinh rất loãng, chưa đến 1% áp suất khí quyển trên mặt biển của Trái Đất, thành phần chủ yếu là khí CO2 (chiếm khoảng 95,3%). Ở hai vùng cực chủ yếu là băng khô và băng nước cấu tạo thành. Những đường vân trên Hoả Tinh không phải là các "kênh đào" mà là những lòng sông khô cằn, ở thời cổ có thể đã từng có nước chảy ở đó. Để khám phá sự sống trên Hoả Tinh các tàu vũ trụ "Cướp biển" còn tiến hành hàng loạt thực nghiệm thăm dò về sinh vật. Nhưng kết quả khiến cho con người thất vọng, toàn bộ Hoả Tinh không phát hiện thấy dấu vết hoạt động của sự sống.

Gần đây các nhà khoa học Mỹ thông qua vẫn thạch từ Hoả Tinh rơi xuống Trái Đất ở Nam Cực phát hiện trong vẫn tinh có kết cấu dạng ống nhỏ li ti. Có người suy đoán rằng, nó có thể là hoá thạch của những vi sinh vật nguyên thuỷ tồn tại trên Hoả Tinh. Tuy sự suy đoán này khiến cho người ta phấn khởi, nhưng đa số các nhà khoa học vẫn giữ thái độ cẩn trọng, cho rằng kết luận đó không có cơ sở khoa học.

Tháng 7 năm 1997 con tàu vũ trụ Mỹ mang tên "Người mở đường" đã mang hai chiếc xe loại 6 bánh nhãn hiệu "Người du hành" đổ bộ xuống bề mặt Hoả Tinh, kết quả chứng thực kết luận của các con tàu "Cướp biển" trước đây là đúng. Lần thăm dò Hoả Tinh này cũng không phát hiện được dấu vết nào của sự sống. Nhưng điều đó chưa loại trừ khả năng trước đây đã từng có sự sống. Trong tương lai không xa Mỹ còn đưa các nhà du hành vũ trụ lên Hoả Tinh, điều đó có thể sẽ giúp ta tìm hiểu sâu hơn về sự sống trên Hoả Tinh.

Vì sao không thể dùng khăn ướt lau các dụng cụ điện?

Trong các bản hướng dẫn sử dụng thiết bi điện gia dụng, nhà sản xuất đều cảnh báo người sử dụng không được dùng khăn ướt để lau, hoặc không được dùng tay ướt chạm vào công tắc điện. Vì sao lại thế?

Tại sao vận động viên đua xe đạp lại luôn bám sát nhau?

Quãng đường đua xe việt dã thường rất dài, đến vài chục thậm chí vài trăm cây số. Ở Pháp, thường có giải đua xe đạp kéo dài hơn mười ngày trời, vượt qua vài nghìn cây số trên các dạng địa hình phức tạp...

Bản đồ mây vệ tinh được chụp như thế nào?

Hàng ngày trên ti vi đều có tiết mục dự báo thời tiết. Bản đồ mây từ vệ tinh khí tượng hiện trên màn hình phản ánh thời tiết của Trái Đất đang biến...

Thế nào là ô tô bay?

Ô tô có thể bay được sao? Đúng! Nó là loại xe con vừa có thể chạy trên đường, lại vừa có thể "bay lượn" trên không đấy.

Có phải tổng các góc trong của tam giác bằng 180 độ

Khi đọc đề mục này chắc bạn sẽ tự hỏi tại sao lại đặt ra câu hỏi? Tổng các góc trong của một tam giác bằng 180o chẳng là một định lí đã được chứng...

Côn trùng có "mũi" và "tai" không?

Mùa xuân, mùa hoa đào nở, trăm hoa đua sắc, ong bướm bay lượn, nhiều côn trùng đang lấy mật truyền phấn trong những lùm hoa, thật là một cảnh tượng tấp nập. Ong và bướm có thể ngửi được mùi hoa của các loại hoa quả, lẽ nào chúng cũng có "mũi" sao?

Phân tích mối tương quan giữa các thị trường chứng khoán khác nhau như thế nào?

Nhiều người đầu tư chứng khoán thường quan tâm đến vấn đề sau:

Gien là gì?

Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu là quy luật cực kì thường thấy trong giới tự nhiên. Tại sao trồng dưa lại không được đậu? Đó là do đặc tính di...

Tại sao pháo hoa lại có màu sắc rực rỡ?

Do thành phần của các chất phát sáng trong pháo hoa là khác nhau, nên màu sắc khi phát xạ cũng khác nhau.