Vì sao bật lửa lại làm bắn ra tia lửa?

Trong bật lửa có đá lửa. Chỉ cần ấn ngón tay đánh "tách" một cái là có thể làm bắn ra nhiều tia lửa. Nhiên liệu trong bật lửa sẽ bắt lửa và lập tức có ngọn lửa.

Thế thì đá lửa trong bật lửa là chất gì vậy? Đó là một hợp kim của xeri, lantan và sắt.

Xeri và lantan là những kim loại rất dễ cháy. Với xeri, trong bầu không khí khô có thể bắt cháy ngay ở nhiệt độ 320°C. Bánh xe quay trong bật lửa cũng được chế tạo bằng bột mài cứng. Khi bạn bật mạnh bánh xe, đá lửa bị ma sát, một mặt do nhiệt ma sát, mặt khác các bụi nhỏ xeri, lantan bị bắn ra gặp nhiệt độ cao sẽ bốc cháy thành các tia lửa.

Trong bật lửa có chứa sẵn xăng hoặc là butan là những chất dễ "bắt lửa". Khi các tia lửa từ đá lửa bắn ra gặp hơi xăng hoặc khí butan sẽ cháy thành ngọn lửa.

Xeri, lantan là những nguyên tố thuộc họ đất hiếm. Trong loại khoáng monaxit là khoáng vật chứa nhiều xeri, lantan. Người ta dùng khoáng monaxit để luyện thành hỗn hợp kim loại xeri, lantan, sắt và một ít thiếc, nhôm tạo thành đá lửa.

Không chỉ trong bật lửa người ta mới dùng hợp kim lantan, xeri mà trong các cỗ pháo lớn cũng có dùng đến hợp kim này. Người ta dùng hợp kim xeri, lantan cho vào đạn pháo, sau khi bắn, do viên đạn pháo khi bay đi sẽ ma sát với không khí nên sẽ phát sáng, nhờ đó người ta có thể nhìn thấy đường bay của đạn pháo trong ban đêm.

Nếu thêm lượng ít xeri vào nhôm (khoảng 2 phần nghìn) khiến cho khi gõ vào nhôm sẽ phát ra âm thanh vang giòn. Nếu thêm một ít xeri vào vonfram khi chế tạo sợi vonfram thì vonfram dễ kéo thành sợi hơn. Khi cho xeri vào gang đúc, sẽ chế được loại gang đúc cầu hoá màu đen, loại gang đúc này có độ cứng, độ bền ngang với thép.

Lantan được nhà hoá học Thụy Điển Mozander phát hiện vào năm 1839. Lantan, kim loại có màu trắng bạc, cứng hơn thiếc, dễ dát thành lá mỏng, dễ kéo sợi. Lantan kim loại dễ bị oxy hoá trong không khí làm cho mặt ngoài bị phủ một lớp mờ màu xanh là màng lantan oxit. Xeri do nhà hoá học người Đức Klaprot và nhà hoá học Thụy Điển Berzelius đã độc lập nhau tìm ra vào năm 1803. Kim loại xeri tinh khiết rất giống thiếc, cũng mềm như thiếc kim loại.

Vì sao ruồi bay có tiếng, nhưng bướm lại không?

Khi ruồi muỗi lượn quanh, từ xa, bạn đã nghe thấy tiếng “động cơ” vo vo của chúng. Nhưng bướm thì dù có ghé sát tai vào bạn cũng không thể nghe được gì cả. Phải chăng ruồi muỗi có cơ quan "phát thanh" đặc biệt?

Tại sao nhân của quả sơn trà, đào, hạnh nhân không ăn được?

Quả sơn trà, đào, hạnh nhân đều là những quả mà con người thích ăn. Nhưng rất ít người nghĩ tới, thịt quả mềm, mọng nước lại bao bọc một mầm họa có...

Tại sao có loài hoa nở vào buổi sáng, có loài hoa nở vào buổi tối?

Cứ vào sáng sớm mùa hè, hai bên đường loài hoa khiên ngưu xòe to những chiếc “loa” màu lam tím, đón ánh nắng Mặt Trời từ phương đông, trông chúng rất...

Vì sao không nên dùng tăm xỉa răng?

Xỉa răng là thói quen không tốt. Răng của ta vốn sắp hàng ngay ngắn, kẽ hở giữa các chân răng đều được lợi và chân răng điền đầy.

Tại sao chúng ta lại run khi lạnh?

Cơ thể chúng ta cần duy trì nhiệt độ ổn định ở 36,9°C. Dưới tác động kích thích của không khí lạnh, cơ thể chúng ta tự xuât hiện phản ứng run cầm cập.

Thế nào là vật liệu nanomet?

Nếu có người bảo bạn rằng, sắt tự cháy trong không khí, chắc bạn sẽ không tin. Sự thực là khi bạn đem đinh sắt, dây sắt đốt nóng đỏ thì chúng cũng...

Tại sao đá hoa lại có nhiều màu?

Bạn đã từng đến Bắc Kinh chưa? Khi bạn đi dạo quanh Đại lễ đường nhân dân trên quảng trường Thiên An Môn, đập vào mắt trước tiên là một dãy cột màu...

Đông y khám bệnh vì sao phải xem lưỡi?

Khi khám bệnh, thầy thuốc Đông y thường bảo "thè lưỡi ra xem". Như thế là vì sao? Nguyên nhân là lưỡi phản ánh tình hình các bộ phận trong cơ thể.

Mùa hè vì sao thường có mưa giông?

Mùa hè sau buổi trưa hoặc chập tối thường cho ta cảm giác oi bức khác thường. Một chốc sau bỗng sấm ầm ầm, rồi chớp giật, cơn mưa xối xả, mênh mang,...