Tại sao rừng có thể trị bệnh?

Phương pháp dùng rừng chữa bệnh gọi là liệu pháp rừng. Rừng trị bệnh không phải như tiêm hay uống thuốc mà nhờ “chất sống” do rừng phát ra cùng với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp của rừng.

Dạo bước trong rừng, bạn sẽ cảm thấy một mùi hương phảng phất, đó là chất terpense (một chất tạo mùi thơm) trong rừng tỏa ra. Chất bốc hơi này thật sự có bản lĩnh lớn. Nó có thể giết chết vi khuẩn trong không khí. Có người từng làm một trắc định so sánh, lượng vi khuẩn ở trong mỗi 1m3 ở cửa hàng bách hóa là 4 triệu con, ở công viên là 10 triệu con, trên các thảm cỏ trong rừng chỉ có 55 con. Cho nên rừng có ích cho việc chữa trị các bệnh như thở khò khè, ho gà, bạch hầu... Và có công hiệu hưng phấn trung khu của hệ thần kinh.

Dạo bước trong rừng bạn sẽ thấy đầu óc thảnh thơi tỉnh táo, tinh thần minh mẫn hơn, trong rừng có tích rất nhiều ion âm. Những ion âm này được coi là “vi sinh vật không khí”, nó rất tốt cho cơ thể con người và có tác dụng cải thiện đường máu, điều tiết hệ thống thần kinh, có hiệu quả trị bệnh đối với các bệnh như bệnh cao huyết áp, suy nhược thần kinh, bệnh tim. Những người bị bỏng sau khi phẫu thuật, hít thở không khí trong rừng có ion âm, sẽ giúp nhanh chóng lành vết đau.

Rừng là một biển xanh, màu xanh tượng trưng cho sinh mệnh, tượng trưng cho sức khỏe. Khoa học đã chứng minh, trong môi trường xanh yên tĩnh nhiệt độ da của cơ thể người giảm 1 – 2oC, mạch đập giảm mỗi phút 4 – 8 lần, mệt mỏi nhanh chóng tiêu tan.

Rừng hùng vĩ, uy nghiêm, bầu không khí yên tĩnh, tiết tấu hài hòa, cảnh quan đẹp đẽ, có thể điều trị tâm lí, cải thiện nhân cách con người. Nghiên cứu chứng minh, một đứa trẻ nhát gan không thích nói, sau khi ở trong rừng một tuần, tính tích cực và lòng tự tin của nó cũng tăng lên.

Rừng có thể nói là bệnh viện thiên nhiên của tự nhiên bao la ban tặng cho con người.

Vì sao khi Trái Đất gần Mặt Trời nhất thì Trung Quốc lại là mùa đông?

Chúng ta đều có kinh nghiệm: khi ta càng gần lò lửa thì cảm thấy nóng và sẽ càng lúc càng nóng, khi xa lò lửa cảm thấy nhiệt lượng ít và càng ngày...

Tại sao không nên đi xe địa hình trong thành phố?

Hiện nay, có nhiều bạn trẻ đi xe địa hình. Nhưng, nhiều người lại đi xe địa hình trong thành phố. Điều đó là không nên. Tại sao vậy?

Kì lân là động vật gì?

Trên một số tranh bình phong dân gian hoặc điêu khắc, đôi khi bạn có thể nhìn thấy một loài thú rất hiếm lạ kì quái: hình dáng giống hươu, toàn thân được phủ vảy giáp, miệng màu đỏ, hàm dưới có râu dài, thân rực sáng như lửa...

Tại sao cây dừa thường sống ở ven biển nhiệt đới và xung quanh các hòn đảo?

Ở các đảo vùng biển nhiệt đới, thường thấy có những cây dừa thẳng tắp đứng hiên ngang, cây cao tới hơn 20 m, lá xanh rì còn to hơn cả chiếc ô, trên...

Máy tính nhận biết mã vạch bằng cách nào?

Ở cửa hàng siêu thị và thư viện ta thường thấy nhân viên thu tiền hoặc thủ thư đưa mã vạch trên bao bì hàng hóa hoặc sách vở lướt qua bằng thiết bị...

Vì sao nói âm nhạc có lúc cũng trở thành tiếng ồn?

Muốn trả lời vấn đề này trước hết phải làm rõ thế nào là âm nhạc. Âm nhạc là âm thanh do những âm điệu có qui luật nhất định tạo ra.

Tại sao có một số cây có thể chiết cây?

Có một số thực vật có thể giâm cành để sống, đó là một sự gợi ý đạt được trạng thái sinh tồn của thực vật tự nhiên. Cũng giống như vậy, có một số thực...

Điện thoại phải làm sao để bảo mật thông tin?

Trong cuộc sống hằng ngày, điện thoại là phương tiện không thể thiếu để mọi người liên hệ với nhau. Nội dung không quan trọng trong điện thoại, dù bị...

Thế nào là bí mật "Tunguska"?

Khoảng 7 giờ sáng ngày 30 tháng 6 năm 1908, vùng Tunguska miền trung Siberi Nga có một quả cầu lửa còn sáng hơn cả Mặt Trời ù ù rơi xuống theo góc...