Cùng với mức sống được nâng cao, người ta ngày càng ăn uống tươm tất và đủ dinh dưỡng. Không ít bậc bố mẹ cho rằng thịt nạc, cá, tôm có nhiều dinh dưỡng nên thường cho con ăn những thứ ấy. Cách
làm đó rất thiếu khoa học, bởi vì tất cả mọi người đều cần có sự "cân bằng thức ăn", nghĩa là chủng loại thức ăn phải toàn diện, số lượng phải dồi dào để bổ sung cho nhau.
Nói một cách cụ thể, mỗi ngày, người ta phải được cung cấp nhiều loại thức ăn như cá, thịt, trứng, sữa, các loại đậu xanh, đậu vàng, rau xanh và hoa quả tươi. Cách nấu là dùng dầu rán và cho thêm các loại gia vị khác.
Tại sao lại như vậy? Đó là vì hoạt động, hấp thu đào thải của sự sống đòi hỏi được cung cấp các chất dinh dưỡng phong phú, đầy đủ. Để hồi phục các tổ chức, cần đến anbumin; để chế tạo tế bào hồng cầu, không những cần anbumin mà còn cần đến các chất như sắt, đồng... Những thực phẩm khác nhau chứa các chất dinh dưỡng khác nhau. Có thể nói, thành phần dinh dưỡng của một loại thực phẩm, dù bổ dưỡng đến mấy, cũng không thể thỏa mãn được nhu cầu của con người. Ví dụ, trong trứng gà và tim động vật giàu chất anbumin nhưng không có vitamin C; rau tươi chứa nhiều chất xơ và chất khoáng nhưng nhiệt lượng rất thấp; sữa bò chứa anbumin và nhôm khá nhiều nhưng không có sắt.
Tóm lại, muốn thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể thì phải kiêm đủ các chất, ăn đủ các loại thức ăn với tỷ lệ thích hợp.