Vì sao có thể lợi dụng rừng để làm sạch nước thải?

Một đường ống từ Oasinhtơn thông ra rừng ngoại ô. Nước phế thải của các nhà máy đi theo đường ống này đến cánh rừng, sau đó nhiều vòi phun đặc biệt cùng khởi động, trong một thời gian ngắn, trên bầu trời mưa rơi xối xả xuống cánh rừng… Đó không phải là một cảnh trong phim mà là nhà khoa học Thơna, Mỹ đang tiến hành thí nghiệm: lợi dụng rừng để làm sạch nước thải. Cuộc thí nghiệm này cuối cùng đã thành công.

Thí nghiệm của Thơna tiến hành trong 7 năm, chứng tỏ rừng không những có thể làm sạch không khí mà cũng có thể làm sạch nước thải. Đưa một lượng nước thải lớn vào rừng phun lên ngọn cây không những không cản trở cây sinh trưởng mà còn có thể bảo đảm cây cho gỗ tốt hơn. Đó là vì trong nước thải luôn chứa những chất như: phốtpho, canxi, mangan, v.v.. Chúng là những chất cần thiết không thể thiếu đối với sự trưởng thành của cây. Trong rừng có những loài cây vì đất đai cằn cỗi, không đủ chất dinh dưỡng nên lớn rất chậm. Được tưới nước phế thải chúng khôi phục và lớn nhanh. Những vi khuẩn và virut trong nước phế thải chảy vào sông sẽ giết chết tôm cá, truyền bệnh cho con người. Khi được tưới vào rừng, ngược lại chúng được mặt đất hấp thụ, trong đất có thiên địch của chúng. Nhiều loài cây có thể tiết ra một lượng lớn những chất diệt khuẩn. Một khi vi khuẩn và virut đi vào khu vực của chúng thì sẽ bị tiêu diệt. Những phần rơi vào thân cây hoặc cây vỏ cũng không tránh khỏi bị tia tử ngoại Mặt Trời và các loài vi khuẩn khác tiêu diệt. Qua nhiều lần bao vây, vi khuẩn trong nước thải và virut sẽ bị diệt gần hết. Nước đó cuối cùng chảy vào sông, ao, hồ hoặc thẩm thấu qua đất sẽ không gây nên ô nhiễm môi trường nữa.

Lợi dụng nước phế thải để tưới rừng vừa làm sạch nước phế thải, những chất dinh dưỡng trong phế thải còn được cây hấp thụ, thúc đẩy cây lớn nhanh. Sau khi dùng nước phế thải tưới, tốc độ sinh trưởng của nhiều loại cây thậm chí còn nhanh gấp 2 – 4 lần so với bình thường. Những rừng cây rậm rạp trong quá trình làm sạch không khí, ngưng đọng bụi bặm, làm giảm tiếng ồn đã có một tác dụng rất to lớn.

Tuy nhiên khả năng rừng có thể làm sạch nước thải không phải là vô hạn. Giữa diện tích rừng với lượng nước thải cần làm sạch phải có tỉ lệ tương ứng. Theo tính toán của Thơna, muốn làm sạch nước thải của thành phố Oasinhtơn và các nhà máy vùng ngoại ô thải ra cần một diện tích rừng khoảng 830 km2, tức là tương đương với diện tích của thành phố New York.

Từ khoá: Rừng xanh.

Thế nào là "Định luật kim tự tháp năng lượng"?

Chúng ta đã tìm hiểu chuỗi thức ăn. Thông qua chuỗi thức ăn, vật chất và năng lượng trong tự nhiên được truyền theo từng cấp sinh vật.

Vì sao diễn viên xiếc có thể đỡ được chiếc vò từ trên rơi xuống?

Mọi người đều biết rằng, một hòn đá nhỏ từ trên cao rơi xuống có thể đập rách đầu. Thế thì vì sao một diễn viên xiếc có thể lấy đầu đỡ được chiếc vò từ trên cao rơi xuống mà không bị hề hấn gì cả nhỉ? 

Tại sao loài cỏ tạp năm nào cũng bị diệt nhưng vẫn sinh sôi?

Bất luận bạn đi đâu, núi cao, cánh đồng, hai bên đường đều có thể thấy loài cỏ dại ở mọi nơi. Cỏ tạp là loài mà người nông dân ghét nhất, bởi vì trong...

Vì sao nhiều người thích dùng ấm trà "Tử Sa" để pha trà?

Ấm trà Tử Sa là loại sản phẩm công nghệ truyền thống đặc thù của Trung Quốc. Huyện Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô được xem là "Kinh đô" đồ gốm của Trung...

Vì sao các sao trên trời có ngôi sáng, ngôi tối?

Các sao trên trời có ngôi sáng, ngôi tối. Như ta đã biết bóng đèn điện 600 W sáng hơn bóng đèn 20 W, đó là vì sức phát ra ánh sáng của chúng khác...

Tại sao các tàu thuỷ lớn nặng như thế lại có thể nổi trên mặt nước?

Các tàu thuỷ lớn hiện đại đều làm bằng thép, thép nặng hơn nước sáu lần, phần lớn các hàng hoá chở ở trong tàu như lương thực, máy móc, vật liệu xây...

Tại sao túi của loài động vật có túi lại có cái ở phía trước, có cái ở phía sau?

Loài động vật có túi là một loài động vật có vú bậc thấp, ví dụ như chuột túi, gấu túi, chồn túi, chó sói túi, v.v..

Tại sao đánh rắn phải đánh "bảy tấc"?

Đương nhiên, không phải con rắn nào cũng đánh "3 tấc", "7 tấc", mà còn phải tuỳ thuộc vào sự khác biệt giữa chủng loài và kích cỡ.

Tại sao trên cùng một thửa ruộng, ngô lại dễ có sản lượng cao hơn tiểu mạch?

Trong sản xuất nông nghiệp, con người phát hiện trên cùng một thửa ruộng, trồng ngô thường dễ thu hoạch được sản lượng cao hơn lúa mì. Tình hình tự...