Vì sao Trung Quốc phải thực hiện chính sách hạn chế dân số?

Dân số Trung Quốc đứng đầu thế giới, chiếm trên 1/5 dân số toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng dân số của Trung Quốc rất nhanh, hàng năm số trẻ sơ sinh và con số tăng tuyệt đối đều vô cùng lớn. Sau ngày nước Trung Hoa thành lập, dân số đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng rất nhanh. Dân số Trung Quốc năm 1949 trên 500 triệu người, đến năm 1972 trên 800 triệu người, tỉ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm là 2,09%. Sau khi thực hiện chính sách hạn chế dân số, tỉ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 1972 đến 1990 đã giảm xuống rất nhiều, thấp hơn mức bình quân của các nước đang phát triển. Nhưng vì cơ số dân số của Trung Quốc lớn, toàn quốc mỗi năm tăng khoảng 13,6 triệu người. Con số này bằng tổng số dân của hai nước Thụy Điển và Thụy Sĩ cộng lại.

Tuy tài nguyên Trung Quốc không thiếu, nhưng do dân số đông nên tài nguyên bình quân đầu người rất thấp đến mức thảm hại. Vì vậy chính sách hạn chế dân số có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Hạn chế dân số có thể giảm nhẹ gánh nặng cho quốc gia về tích lũy. Ảnh hưởng trực tiếp của dân số đông là tiêu dùng lớn, nhất là dân số Trung Quốc người trẻ nhiều. Người trẻ là người thuần tiêu dùng, nên lượng tiêu dùng cả nước càng lớn hơn. Theo thống kê, một trẻ em từ lúc sinh ra đến 16 tuổi, ngoài kinh phí gia đình phải đảm nhiệm thì Nhà nước bình quân chi phí cho một người ở nông thôn là 1.600 đồng (Nhân dân tệ), ở thành phố là 4.800 đồng.

Hạn chế dân số có lợi cho việc nâng cao trình độ văn hóa, khoa học cho toàn dân, có lợi cho cải thiện đời sống và giải quyết việc làm. Hạn chế dân số còn có lợi cho việc bảo vệ tài nguyên, phòng ngừa môi trường sinh thái bị giảm sút.

Gần 20 năm nay để giảm nhẹ áp lực to lớn của dân số đối với môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, Nhà nước đã thực hiện “Chính sách sinh đẻ có kế hoạch”, đó là một trong những quốc sách cơ bản. Xoay quanh phương châm “Hạn chế dân số, nâng cao chất lượng dân số” Trung Quốc đã sử dụng hàng loạt biện pháp, mở rộng tuyên truyền giáo dục, khiến cho chính sách “Sinh đẻ có kế hoạch” đi sâu vào quần chúng, làm cho ý thức sinh đẻ có kế hoạch dần dần trở thành hành động tự giác của mọi người.

Căn cứ kết quả điều tra dân số lần thứ 4, tính theo tỉ lệ tăng trưởng thực tế của năm 1970 thì đến năm 1987 Trung Quốc đã giảm sinh được 200 triệu người, tiết kiệm được số tiền nuôi dưỡng là 2.000 tỉ đồng, đồng thời giảm nhẹ rất nhiều áp lực đối với tiêu hao tài nguyên và môi trường, hiệu quả mang lại vô cùng to lớn.

Tuy chính sách sinh đẻ có kế hoạch của Trung Quốc đã giành được những thành tích đáng kể, nhưng vì dân số Trung Quốc quá đông, người trẻ nhiều, cho nên nhiệm vụ khống chế dân số còn khá nặng nề. Trong vòng mấy chục năm tới mặc dù thực hiện chính sách “một con” nhưng dân số Trung Quốc vẫn có xu hướng tăng lên rõ rệt.

Từ khoá: Hạn chế dân số; Sinh đẻ có kế hoạch.

Tại sao nói cây nhựa có thể xanh hóa sa mạc?

Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp toàn cầu, nhu cầu quá độ về lương thực, nhiên liệu và coi nhẹ vấn đề môi trường của con người, dẫn đến...

Vì sao ruồi có thể đứng vững trên mặt phẳng kính thẳng góc?

Người đi bộ trên mặt băng thường sẽ ngã. Còn ruồi đậu trên mặt phẳng kính thẳng góc không những sẽ không bị rơi xuống mà còn có thể bò tự do trên kính thẳng góc, đó là quy luật gì vậy?

Vì sao đồng lại có nhiều màu?

Cho dù đồng không được sử dụng rộng rãi như sắt, thép, nhưng đồng có những ưu điểm mà sắt, thép không thể có được.

Tại sao trên nóc xe điện bánh hơi lại có cần gạt?

Nói đến tàu điện bánh hơi (hay xe điện bánh hơi), chắc rằng không ai cảm thấy lạ lẫm, điều làm cho người ta chú ý nhất, đương nhiên là cái cần gạt...

Vì sao từ bột gạo không thể sản xuất được loại thức ăn xốp như bột mì?

Gạo và bột mì là lương thực chính của người. Tuy cả hai đều chứa tinh bột nhưng thức ăn chế tạo từ hai loại bột gạo và bột mì lại khác nhau.

Tóc trên đầu và lông mi trên mắt, loại nào có đời sống dài hơn?

Lông, tóc của chúng ta thường rụng bớt và thường được thay thế bằng những sợi mới. "Thọ" hơn cả là tóc.

Vì sao rác thải vũ trụ uy hiếp hoạt động vũ trụ?

Từ ngày nhân loại bắt đầu hoạt động khám phá vũ trụ đến nay, xác của tên lửa, các thiết bị vũ trụ sau khi phóng lên không làm việc nữa, tự nổ phá huỷ...

Vì sao động vật ngủ đông không bị chết đói?

Mỗi khi khí hậu dần dần trở lạnh, thức ăn khan hiếm thì có nhiều động vật đã đi vào ngủ đông. Bởi vậy, hiện tượng ngủ đông là một phương thức thích nghi của động vật trong cuộc đấu tranh sinh tồn đối với môi trường không thuận lợi.

Vì sao có bệnh "cận thị giả"?

Con mắt bình thường khi nhìn xa không cần điều tiết, khi nhìn gần mới cần điều tiết.