Vì sao có động đất?

Bề mặt Trái Đất hầu như rất yên tĩnh, cho nên hễ nói đến động đất người ta luôn cho rằng đó là việc hiếm thấy. Thực ra hoàn toàn không phải thế. Động đất xảy ra liên miên. Giống như gió, mưa là hiện tượng tự nhiên rất phổ biến. Theo các nhà khoa học dùng máy chính xác đo thì số lần động đất phát sinh hàng năm khoảng năm triệu lần, bình quân một ngày hơn một vạn lần. Nhưng vì phần lớn các trận động đất này đều rất nhỏ, nếu không dùng máy đo thì người ta không cảm nhận được. Số lần động đất nhỏ chiếm đến 99% tổng số. Những lần động đất ta có thể cảm nhận được chỉ khoảng 1%, trong đó số lần gây thiệt hại chỉ khoảng 1.000 lần.

Vì sao Trái Đất thường phát sinh động đất?

Đại bộ phận các lần động đất đều do vỏ Trái Đất chuyển động. Lớp đất đá có độ cứng lớn, khi vận động chịu lực tác dụng phát sinh biến đổi hình dạng, có lúc bị nứt vỡ, lúc đó sẽ xảy ra động đất. Tuy mãi đến ngày nay người ta vẫn còn tranh luận: lực đẩy vỏ Trái Đất vận động là từ đâu đến, nhưng nguyên nhân căn bản gây ra động đất là gì thì có nhiều cách suy đoán. Nguyên nhân trực tiếp là do tầng đất đá ở đó bị nứt vỡ, đó là điều chắc chắn. Phần lớn xảy ra động đất là do lớp đất đá dưới đất bị nứt vỡ, hoặc là các vết nứt vỡ ban đầu lại tiếp tục trượt lên nhau. Những lần động đất lớn đều phát sinh ở chỗ dưới đất đã có vết nứt. Khi lớp đất đá dưới đất chịu lực tác dụng gần với giới hạn phá hoại lại còn cộng thêm lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời, sự biến đổi của áp suất tầng khí quyển hoặc của nước (hồ nước) đối với mặt đất thì đều thúc đẩy vỏ Trái Đất nứt vỡ và sẽ gây ra động đất

Thứ hai là động đất thường kèm theo núi lửa. Trên Trái Đất có rất nhiều núi lửa. Mỗi lần núi lửa hoạt động, một lượng lớn phún thạch được phun ra, thể tích giãn nở đột ngột làm chấn động vỏ Trái Đất, từ đó mà gây ra động đất.

Trên Trái Đất hằng năm phát sinh động đất nhiều như thế, vì sao ta lại cảm nhận được chỉ có mấy lần?

Nguyên nhân khi xảy ra động đất năng lượng được giải phóng ra khi nhiều, khi ít, chấn động lúc mạnh, lúc nhẹ. Theo độ lớn nhỏ của chúng có thể chia làm ba loại: động đất rất nhẹ, động đất yếu và động đất mạnh. Động đất yếu khiến cho máy đo rung lên, đèn điện hoặc đồng hồ treo trên tường bị chao đảo, động đất mạnh có thể làm cho tường nứt vỡ, nhà sập, sạt núi…. Một số vụ động đất mạnh chỉ trong mấy giây có thể phá sập cả thành phố. Ví dụ năm 1976 động đất xảy ra ở Đường Sơn Trung Quốc loại động đất này trên Trái Đất bình quân mỗi năm chỉ xảy ra khoảng trên dưới 10 lần, nhưng có lúc nó xảy ra ở những khu vực dân cư thưa thớt, cho nên tác hại gây ra không nghiêm trọng lắm. Động đất yếu không gây ra tổn hại, còn động đất rất nhẹ càng không có ảnh hưởng gì. Phần lớn các lần động đất là rất nhẹ.

Một lần xảy ra động đất, chỉ những người nằm trong một phạm vi nhất định mới cảm thấy được. Khi động đất, nguồn phát sinh gọi là nguồn chấn động (chấn tiêu). Chấn động từ đó lan truyền thành sóng ra các phương gọi là sóng động đất. Năng lượng của sóng động đất ở trung tâm nguồn chấn động rất lớn, trong quá trình truyền sóng năng lượng giảm yếu rất nhanh, đến một cự ly nhất định thì yếu đến mức ta không còn cảm thấy được. Nếu chỗ ta ở nằm trong phạm vi cảm thấy được thì ta nói có động đất.

Vì sao độ nóng và độ lạnh ở Bắc bán cầu biến đổi lớn hơn Nam bán cầu?

Trong một năm nhiệt lượng ánh nắng Mặt Trời chiếu xuống Bắc bán cầu và Nam bán cầu gần như nhau. Điểm khác nhau chỉ là mùa hè ở Bắc bán cầu ít hơn mùa...

Đông trùng hạ thảo là động vật hay thực vật?

Trong các vị thuốc Đông y có một loại gọi là đông trùng hạ thảo (cũng gọi hạ thảo đông trùng hoặc trùng thảo), mùa đông nó là côn trùng, mùa hè nó lại...

Tại sao tàu điện ngầm lại có thể thực hiện chế độ lái tự động?

Để cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông ở thành phố, người ta đã đưa đường sắt chạy ngầm dưới lòng đất. Hiện nay, tàu điện ngầm (underground train)...

Tại sao có một số động vật thích cuộc sống bầy đàn?

Có một số động vật có bản năng tự nhiên sống độc lập. Ví dụ như hổ chúa sơn lâm nổi tiếng, ngoài lúc sinh sản ra thì luôn không thích làm bạn cùng với đồng loại, thậm chí không chịu đến gần đồng loại.

Các hành tinh trong vũ trụ liệu có va vào nhau?

Nếu Trái Đất ở rất gần các hành tinh khác và chúng chuyển động ngược chiều nhau thì khả năng đụng độ rất dễ xảy ra. Nhưng thực tế, Trái Đất và các...

Tại sao nói cây cối là "máy giảm thanh của thiên nhiên"?

Khi bạn đi trên phố, nếu có một chiếc xe bấm còi inh ỏi khẩn cấp sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu. Nhưng nếu bạn đi trên đường có hai hàng cây xum xuê hai...

Vì sao phải cảnh giác với ngộ độc thiếc?

Thiếc là kim loại được dùng rất rộng rãi. Mặt trong đồ hộp thực phẩm có thiếc.

Các loại đèn chớp sáng cũ và mới có gì khác nhau?

Hơn nửa thế kỷ trước, các phóng viên, ký giả thường dùng các loại đèn chớp sáng (đèn flash), nghe một tiếng "tách" là phát ra tia chớp sáng loé mắt....

Vì sao phải đề phòng bệnh đau mắt đỏ?

Đau mắt đỏ là bệnh "viêm kết mạc cấp tính", do vi khuẩn hoặc độc tố bệnh gây nên. Bệnh phát rất gấp, sau khi nhiễm vi khuẩn hoặc độc tố bệnh mấy giờ...