Khủng long có thể sống lại hay không?

Trong bộ phim khoa học viễn tưởng "Công viên kỉ Jura" đã miêu tả cho chúng ta một cảnh tượng như sau: khủng long Trung sinh đại tuyệt chủng vào 65 triệu năm trước được sống lại, những con vật to lớn xông xáo bừa bãi khắp nơi trên thế giới, coi thường tất cả các sinh vật tự cho mình là hơn người. Chúng ta liệu cũng đã từng nghĩ đến chuyện khủng long thực sự có thể sống lại hay không?

Các nhà khoa học cho rằng, điều này không phải là không có thể, mà hi vọng lại là xuất phát từ hổ phách quý giá.

Chúng ta biết rằng, có một số sinh vật, trong quá trình sinh sống, chúng đã rơi vào trong nhựa cây do một loài thực vật có tên là cây tùng tiết ra, những sinh vật mà nhựa cây này bao bọc đã trải qua mấy triệu năm, thậm chí sau sự biến đổi mấy chục triệu năm đã hình thành nên hổ phách.

Trong hổ phách có thể có các loại côn trùng như ruồi, muỗi v.v. cũng có thể có các loại thực vật lá cây, đài tiên..., thậm chí còn có thể có ếch, thằn lằn nhỏ v.v.. Do sinh vật sau khi bị bịt kín đã xảy ra chứng mất nước, mà nhựa cây có tác dụng kháng sinh rất mạnh, vì vậy, hoá thạch trong hổ phách có thể trong trạng thái tương đối ổn định giữ được một bộ phận của sinh vật kết cấu hợp thành.

Đây chính là nơi hi vọng động vật tuyệt chủng sống lại. Hãy tưởng tượng một chút, có một con muỗi ở thời kì đại Trung sinh đã từng hút máu trên thân của khủng long, mà nó đúng lại bị nhựa cây bao bọc đã tạo nên hổ phách, vậy thì cơ hội đã đến. Nếu chúng ta có thể từ trên thân của con muỗi lấy một chút ADN của máu khủng long, thì có thể được gen di truyền tương ứng, lại thông qua kĩ thuật tăng mức ADN (gọi tắt là PCR) thì có thể được toàn bộ gen di truyền của máu khủng long. Đương nhiên, chúng ta còn phải theo thứ tự lấy gen di truyền quyết định các tổ chức khác của khủng long như da, thần kinh, mới có thể thực hiện được biện pháp lớn hơn.

Khó khăn có thể tưởng tượng được là rất lớn, có lẽ một bộ phận ADN của khủng long vĩnh viễn biến mất, nhưng bất cứ như thế nào thì kĩ thuật sinh học hiện đại đã vẽ cho chúng ta một bản đồ án xây dựng đẹp. Từ thực tiễn hiện nay cho thấy, khủng long sống lại vẫn chỉ là một ảo vọng, nhưng mấy chục năm sau, mấy trăm năm sau, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật thì chắc là có thể biến những ảo tưởng này thành hiện thực.

Tại sao sau mưa xuân cây măng lại mọc rất nhanh?

Sau một đêm mưa xuân, trong vườn tre đều mọc rất nhiều măng, và chỉ sau vài ngày là chúng lớn lên thành cây tre, cho nên người ta thường có câu “măng...

Vì sao độ nóng và độ lạnh ở Bắc bán cầu biến đổi lớn hơn Nam bán cầu?

Trong một năm nhiệt lượng ánh nắng Mặt Trời chiếu xuống Bắc bán cầu và Nam bán cầu gần như nhau. Điểm khác nhau chỉ là mùa hè ở Bắc bán cầu ít hơn mùa...

Ngày nay làm thế nào để biết được khí hậu cổ xưa?

Trái Đất ta sinh sống đã có lịch sử mấy tỉ năm, nhưng loài người dùng văn tự để ghi chép mới chỉ mấy nghìn năm.

Tại sao Hitler sử dụng hình chữ “Vạn” làm biểu tượng cho đảng Quốc Xã?

Trong thời kỳ nước Đức chịu quyền thống trị của Hitler, hìnhchữ “Vạn” ở đâu cũng có, nó không những tượng trưng cho nền thống trị chuyên chế phát xít...

Vì sao khi ngáp, nước mắt lại trào ra?

Khi ngáp, hai mí mắt khép lại, miệng mở to, người hơi ngả về phía sau, thở sâu và mạnh, kèm theo động tác uốn vai. Lúc đó, bạn sẽ phát hiện thấy người...

Người câm có nhất định là điếc không?

Người điếc không nhất định là câm, nhưng người câm hầu như đều là điếc. Rất nhiều người tai không nghe thấy người khác nói, nhưng tự mình nói lên lại...

Vì sao mua cổ phần đầu tư độ mạo hiểm thấp hơn mua cổ phiếu?

Từ khi nền kinh tế thị trường bắt đầu phát triển, việc lưu thông tiền tệ trong nước không ngừng xáo động, tăng trưởng. Tầng lớp thị dân ở các thành...

Vì sao hãy còn ít các nhà toán học nữ?

Từ khi xã hội loài người chuyển từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ, các nước trên thế giới thịnh hành tâm lí “nam giới là cao quí, nữ giới là thấp...

Vì sao dưới đáy biển cũng xây dựng "đài thiên văn"?

Nói chung các đài thiên văn đều đặt trên đỉnh núi để quan trắc tốt. Nhằm tránh ảnh hưởng của không khí đối với quan trắc thiên văn, các nhà khoa học...